Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Sau VNX Allshare Index, chuẩn bị có thêm một chỉ số dành cho những cổ phiếu tốt nhất TTCK ra mắt vào tháng 7/2017

Ngày cơ sở áp dụng chỉ số VNX50 là 21/7/2017 và giá trị chỉ số cơ sở cũng là giá đóng cửa của chỉ số VNX Allshare tại ngày 21/7/2017.

Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố quy tắc xây dựng và quản lý bộ chỉ số VNX-Index với một nội dung quan trọng được đề cập là việc xây dựng chỉ số VNX50.

Theo đó, chỉ số VNX50 sẽ gồm 50 cổ phiếu của các công ty niêm yết trên HoSE và HNX, đáp ứng được các điều kiện sàng lọc như tỷ lệ free float, thanh khoản và thuộc top 50 giá trị vốn hóa của VNX Allshare.

Về yếu tố thanh khoản, cổ phiếu thuộc VNX50 phải có tỷ suất quay vòng chứng khoán ≥ 0,02% và phải thuộc tập hợp tích lũy 85% giá trị giao dịch của VNX Allshare. Tỷ lệ free float của các cổ phiếu trong rổ VNX50 phải >5%. Giới hạn tỷ trọng vốn hóa của mỗi cổ phiếu trong rổ chỉ số là 10%.

Chỉ số VNX50 sẽ được xem xét định kỳ thay đổi cổ phiếu thành phần chỉ số vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm. Việc cập nhận thông tin khối lượng lưu hành, free float của cổ phiếu thành phần được thực hiện trong tháng 1, 4 , 7 và 10 hàng năm. Các thay đổi sẽ có hiệu lực từ ngày thứ Hai lần thứ 4 của tháng 1, 4, 7 và 10.

Ngày cơ sở áp dụng chỉ số VNX50 là 21/7/2017 và giá trị chỉ số cơ sở cũng là giá đóng cửa của chỉ số VNX Allshare tại ngày 21/7/2017.

Trước đó, vào tháng 10/2016, chỉ số VNX Allshare Index đã được ra mắt với điểm số cơ sở là 1.000. Sau hơn 7 tháng đi vào hoạt động, VNX Allshare hiện đã lên 1.083,65 điểm, tương ứng mức tăng 8,37%.

Hoàng Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Everland sẽ lên sàn HoSE vào ngày 8/6 với giá khởi điểm 11.800 đồng/cp

Theo đó, 30 triệu cổ phiếu EVG, tương ứng vốn điều lệ 300 tỷ đồng sẽ chính thức lên sàn HoSE vào ngày 8/6/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.800 đồng/cp.

Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo về ngày giao dịch đầu tiên với cổ phiếu EVG của CTCP Đầu tư Everland.

Theo đó, 30 triệu cổ phiếu EVG, tương ứng vốn điều lệ 300 tỷ đồng sẽ chính thức lên sàn HoSE vào ngày 8/6/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.800 đồng/cp. Biên độ dao động giá trong phiên giao dịch này là 20% so với giá tham chiếu.

Theo tìm hiểu, Everland thành lập năm 2009, với chiến lược đầu tư chú trọng vào bất động sản nghỉ dưỡng, sinh thái gắn liền với bảo tồn thiên nhiên. Công ty hiện cũng tham gia phân phối một số sản phẩm bất động sản thuộc các dự án tại Hà Nội, Sài Gòn Đà Nẵng…

Trong lĩnh vực xây dựng, Everland sở hữu hệ thống siêu thị đá ốp lát và sản phẩm nội thất cao cấp mang thương hiệu Luxury Houses, đồng thời làm đại lý phân phối các sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp, các loại gạch ceramics, kính xây dựng, gỗ lát sàn…

Everland còn tham gia vào một số lĩnh vực thương mại và đầu tư khác như khai thác khoáng sản, xuất khẩu đá khối và bột đá, đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn, phát triển hạ tầng giao thông… Công ty hiện được UBND thành phố Hà Nội giao làm chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe cao tầng tại công viên Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Trong năm 2016, Everland đạt 339,1 tỷ đồng doanh thu – tăng 61%; lợi nhuận sau thuế đạt 12,8 tỷ đồng – tăng 39% so với năm trước đó.

Chủ tịch HĐQT Everland – ông Lê Đình Vinh hiện nắm giữ 7,6 triệu cổ phiếu EVG, tương ứng 25,33% vốn điều lệ công ty.

Năm 2015, ông Lê Đình Vinh đã trúng tuyển chức danh hiệu trưởng đại học Luật Hà Nội trong đợt thi tuyển. Tuy vậy, những lùm xùm trong công tác tuyển chọn đã khiến ông Vinh cho đến nay vẫn chưa thể trở thành hiệu trưởng ngôi trường này.

Hoàng Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thuốc khử trùng Việt Nam (VFG) chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 30%

Dự kiến sau phát hành Thuốc khử trùng Việt Nam tăng vốn điều lệ lên gần 240 tỷ đồng.

Theo tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, ngày 6/6 tới đây CTCP Thuốc Khử Trùng Việt Nam (mã chứng khoán VFG) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, Thuốc khử trùng Việt Nam sẽ phát hành 5,48 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông tỷ lệ 10:3 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 3 cổ phiếu mới).

Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần và quỹ đầu tư phát triển trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2016.

Năm 2016, Thuốc khử trùng Việt Nam đạt 2.290 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 146,3 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2016, Thuốc khử trùng Việt Nam còn 26,7 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 231,5 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển. Ngoài ra, các quỹ khác thuộc chủ sở hữu còn gần 27 tỷ đồng.

Trong Quý 1/2017, Thuốc khử trùng Việt Nam đạt doanh thu 503 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 25 tỷ đồng.

Minh Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

SBT, CTI, OPC, LSS, API, SAF, CCM, CKV: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.

CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT): Bà Đặng Huỳnh Ức My, Thành viên HĐQT, đã mua 3 triệu cp, nâng lượng sở hữu từ 3.944.368 cp (tỷ lệ 1,56%) lên 6.944.368 cp (tỷ lệ 2,74%). Giao dịch thực hiện từ 11/5 đến 29/5/2016.

CTCP Cường Thuận Idico (CTI): Quỹ ngoại Victory Holding Investment Limited đã mua 2 triệu cp nâng lượng sở hữu cả nhóm bao gồm Vietnam Investment Property Holdings Limited từ 5.267.590 cp (tỷ lệ 12,25%) lên 7.267.590 cp (tỷ lệ 11,91%). Giao dịch thực hiện ngày 25/5/2017.

CTCP Dược phẩm OPC (OPC): Ông Trịnh Xuân Vương, Chủ tịch HĐQT, đã mua 150.000 cp, nâng lượng sở hữu từ 2.468.919 cp (tỷ lệ 9,75%) lên 2.618.919 cp (tỷ lệ 10,35%). Giao dịch thực hiện từ 9/5 đến 30/5/2017.

CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS): Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 1 triệu cp. Trước giao dịch ông Tam sở hữu 1.836.580 cp (tỷ lệ 2,62%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 1/6 đến 30/6/2017.

CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (API): Tổ chức Asean Deep Value Fund đăng ký mua 300.000 cp. Trước giao dịch Asean Deep sở hữu 5.997.200 cp (tỷ lệ 16,94%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 5/6 đến 30/6/2017.

CTCP Lương thực thực phẩm Safoco (SAF): CTCP Đầu tư Thương mại Hoa Sen Việt Nam đã mua 1.384.700 cp (tỷ lệ 17,49%). Trước giao dịch công ty không sở hữu cổ phiếu SAF nào. Giao dịch thực hiện ngày 22/5/2017.

CTCP Khoáng sản và Xi măng Cần Giờ (CCM): Công ty TNHH Thái Hưng đăng ký mua 1.132.430 cp. Trước giao dịch ông ty Thái Hưng không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 1/6 đến 30/6/2017.

CTCP Cokyvina (CKV): Ông Nguyễn Hữu Hiếu, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 267.800 cp (tỷ lệ 6,5%). Trước giao dịch ông Hiếu không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện ngày 19/5/2017.

Thanh Mai

Theo InfoNet/HSX/HNX

Đọc tiếp »

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 1/6

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Tin doanh nghiệp

SJS - CTCP đầu tư và phát triển đô thị và KCN Sông Đà - Sudico - Đại hội cổ đông thường niên 2017 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu hợp nhất 822 tỷ đồng, lợi nhận sau thuế 142 tỷ đồng. Cổ tức năm 2016 dự kiến bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.

GIL - Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Đã thông qua kế hoạch năm nay với chỉ tiêu doanh thu 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 75 - 85 tỷ đồng, cổ tức 25 - 35%.

SCD - Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương - Đặt kế hoạch doanh thu năm 2017 là 494 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2016; lợi nhuận trước thuế 37 tỷ đồng, tương đương mức thực hiện năm 2016; cổ tức dự kiến tỷ lệ 20%. Trong năm nay, SCD dự kiến sẽ thoái một phần vốn tại Công ty cổ phần Bia Nước giải khát Sài Gòn - Tây Đô.

DCM - CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau - Ngày 15/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 16/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/6/2017.

SCR - CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Ngày 30/5, HĐQT đã thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Phạm Nhật Vinh. Đồng thời, thống nhất đề cử ông Phạm Điền Trung giữ chức Chủ tịch HĐQT thay thế ông Vinh cùng ngày.

CTI - CTCP Đầu tư phát triển Cường Thuận Idico - Victory Holding Investment Ltd, thuộc nhóm Vina Capital, cổ đông lớn đã mua vào 2 triệu cổ phiếu CTI trong ngày 25/5. Qua đó, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại CTI từ 4,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,77% lên 6,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,16%.

FLC - CTCP Tập đoàn FLC – HĐQT đã thông qua việc góp vốn 700 tỷ đồng, chiếm 100% vốn điều lệ thành lập công ty con là Công ty TNHH Hàng không Tre Việt, trụ sở tại tầng 4, tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, Hà Nội. Đồng thời, cử ông Đặng Tất Thắng, Phó tổng giám đốc FLC làm người đại diện quản lý phần vốn góp của FLC tại Công ty Hàng không Tre Việt.

HAX - CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh - Ngày 13/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thường), ngày đăng ký cuối cùng là 14/6. Theo đó, HAX sẽ phát hành hơn 8,53 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 60%.

HDC - CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu - Ngày 15/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 16/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 17/7/2017.

LCG - CTCP Licogi 16 - Ngày 30/5 đã ký kết hợp đồng nguyên tắc thi công 2 gói thầu XL05 và XL07 thuộc hợp phần cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, với tổng giá trị 894,64 tỷ đồng.

CCM - CTCP Khoáng sản và Xi măng Cần Thơ - Công ty TNHH Thái Hưng, tổ chức có liên quan đến bà Nguyễn Thị Út Em, Ủy viên HĐQT đăng ký mua vào hơn 1,13 triệu cổ phiếu CCM từ ngày 01/6 đến 30/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện này, Công ty Thái Hưng chưa nắm giữ cổ phiếu CCM nào.

PMP - CTCP Bao bì đạm Phú Mỹ - Ngày 07/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 08/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 17%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/6/2017.

VFG - CTCP Khử trùng Việt Nam - Sẽ phát hành gần 5,5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 30%. Theo đó, ngày GDKHQ là ngày 15/06/2017.

KBC - CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc - Đã thông qua việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen từ mức hơn 145 tỷ đồng lên tới 1.500 tỷ đồng (hơn gấp 10 lần) trong tháng 5/2017.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

AAA - CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát - Ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch HĐQT đã hoàn tất việc bán ra toàn bộ hơn 9,26 triệu cổ phiếu AAA sở hữu, tỷ lệ 16,26%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 22/5 đến 29/5 theo phương thức thỏa thuận.

Cùng ngày giao dịch, CTCP An Phát Holdings, tổ chức có liên quan đến ông Phạm Hoàng Việt, Thành viên HĐQT của AAA đã mua vào hơn 6,78 triệu cổ phiếu AAA, tỷ lệ 11,91%, qua đó trở thành cổ đông lớn của AAA.

SAF - CTCP Lương thực Thực phẩm Safaco - CTCP Đầu tư Thương mại Hoa Sen Việt Nam, đã mua vào hơn 1,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17,49% trong ngày 22/5, qua đó trở thành cổ đông lớn của SAF. Trước giao dịch, Đầu tư Thương mại Hoa Sen Việt Nam chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu SAF nào.

SBT - CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh - Bà Đặng Huỳnh Ức My, Thành viên HĐQT đã mua vào 3 triệu cổ phiếu SBT từ ngày 11/5 đến 29/5 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, bà My đã nâng sở hữu tại SBT từ hơn 3,94 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,56% lên 6,94 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,74%.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

LSS - CTCP Mía đường Lam Sơn - Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu LSS từ ngày 01/6 đến 30/6 theo phương thức khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Tam sẽ nâng sở hữu tại LSS từ hơn 1,83 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,62% lên 2,83 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,05%.

AAA - CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát - Ông Phạm Hoàng Việt, Thành viên HĐQT của AAA đăng ký bán toàn bộ hơn 6 triệu cổ phiếu AAA, tỷ lệ 10,66% từ ngày 05/6 đến 04/7 theo phương thức thỏa thuận.

FDT - CTCP FIDITOUR - Cá nhân Thái Diệu Hà - Ủy viên HĐQT đăng ký bán toàn bộ 66.120 cp (tỷ lệ 2,16% vốn). Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 02/06 đến 30/06/2017.

CJC - CTCP Cơ điện Miền Trung - Ông Nguyễn Hữu Thắng - Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 355.000 cp trong khoảng thời gian từ 01/06/2017 đến 30/06/2017. Trước đó, từ 26/04 đến 25/05, ông Thắng cũng đăng ký mua 450.000 cp CJC nhưng chỉ mua được 95.000 cp.

Trần Dũng

Theo InfoNet/HNX&HSX

Đọc tiếp »

Nhựa Bình Minh chốt danh sách cổ đông trả 20% cổ tức bằng tiền và phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 80%

Dự kiến sau phát hành Nhựa Bình Minh sẽ tăng vốn điều lệ lên gần 820 tỷ đồng.

Ngày 14/6 tới đây CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền và phát hành cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 80%. Cụ thể:

Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 20%

Cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.000 đồng. Thời gian chi trả vào 30/6/2017. Tương ứng Nhựa Bình Minh sẽ chi trên 90 tỷ đồng trả cổ tức lần này cho cổ đông. Trước đó đầu năm 2017 công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 cho cổ đông cũng bằng tiền với tỷ lệ 20%.

Trên BCTC hợp nhất năm 2016 đã kiểm toán của Nhựa Bình Minh, tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm còn 540 tỷ đồng.

Phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 80%

Nhựa Bình Minh sẽ phát hành khoảng 36,38 triệu cổ phiếu mới thưởng cho cổ đông. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 364 tỷ đồng. Cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận về đến 8 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành lấy từ quỹ đầu tư phát triển tại thời điểm 31/12/2016 trên BCTC năm 2016 đã được kiểm toán của công ty.

Trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2016 của công ty, tính đến cuối năm 2016, tổng quỹ đầu tư phát triển còn trên 1.255 tỷ đồng, và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu gần 45 tỷ đồng.

Như vậy, sau phát hành Nhựa Bình Minh sẽ tăng vốn điều lệ lên gần 820 tỷ đồng.

Nam Hà

Theo Trí thức trẻ/VSD

Đọc tiếp »

CTCK nhận định thị trường 01/06: Nhóm cổ phiếu tăng nóng tác động xấu nhất đến chỉ số chung

Trong giai đoạn này, nhà đầu tư chưa nên mua vào những cổ phiếu đã tăng nóng và đang đi vào điều chỉnh, bởi những nhịp tăng nhẹ chỉ mang tính phục hồi kỹ thuật.

CTCK BSC

Yếu tố thanh khoản có phần suy yếu trong phiên hôm qua trong khi lại đẩy mạnh đối với các giao dịch thỏa thuận. Một mặt, chỉ số VN-index không thể giữ được mức hỗ trợ 740 điểm trong phiên, dòng tiền thị trường tiếp tục suy yếu và phần lớn các nhóm ngành thị trường cũng vẫn đang tiếp diễn quá trình điều chỉnh. Thiếu vắng sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhóm VN30, giao dịch thị trường trở nên cẩn trọng hơn, mặc dù nhóm cổ phiều ngành Thép bất ngờ thu hút dòng tiền thị trường.

Chỉ số thị trường có những lúc tiến khá sát đường trung bình ngắn hạn MA(15), và hồi phục trở lại quanh khu vực tạo GAP 735 điểm, cũng có thể xem là yếu tố hỗ trợ xu hướng thị trường. Trong những phiên giao dịch tới đây, thị trường có thể sẽ tiếp diễn xu hướng giằng co phức tạp quanh kháng cự 740 điểm và thanh khoản có thể sẽ tiếp tục suy giảm. Thiếu sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và sự tích cực trở lại của dòng tiền có thể khiến chỉ số thị trường phải kiểm tra lại vùng giá tích lũy thấp hơn, khuyến khích nhà đầu tư tiếp tục hạ tỷ trọng danh mục cổ phiếu đến khi xác định rõ xu hướng của vận động của dòng tiền.

CTCK Rồng Việt

Thêm lựa chọn cho NĐT ở nhóm ô tô phụ tùng. Đây là một trong những nhóm cổ phiếu được NĐT tìm đến khi họ đặt cược vào tăng trưởng thu nhập và tiêu đùng của người dân Việt Nam, và có thể xem là lý giải hợp lý cho đà tăng của HAX (+60%) và PAC (+37%) kể từ đầu năm. TTCK hiện tại không có nhiều cái tên trong ngành này, nên sự xuất hiện của City Auto (CTF-HOSE), đại lý phân phối ô tô Ford lớn thứ 2 tại Việt Nam, nhận được rất nhiều sự quan tâm.

VN-Index có vẻ đã tìm được chút cân bằng sau phiên điều chỉnh sâu ngày hôm qua. Bên mua đã phản ứng và mua đỡ khá tốt khi thị trường có dấu hiệu giảm tiếp. Tất nhiên một nhịp điều chỉnh thông thường cũng phải kéo dài vài hôm, nên việc VN-Index mất điểm nhẹ vào cuối ngày (737,82 điểm, -0,05%) là điều bình thường. Chúng tôi cho rằng đây có thể xem là thời điểm hợp lý để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục của mình.

CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS

Dù VN-Index giảm, nhưng số lượng mã tăng giá khá lớn. HPG là mã đỡ thị trường mạnh nhất, trong khi HSG và NKG tăng giá mạnh. Nhóm thép sẽ tiếp tục là điểm thu hút thị trường, giúp chống đỡ nhịp điều chỉnh này trong một vài phiên tới.

VN-Index sẽ lấp khoảng trống giá (GAP) hình thành giữa 2 phiên 19/5 và 22/5. Có thể áp lực sẽ còn tiếp diễn và nhóm cổ phiếu tăng nóng vừa qua là nhóm tác động xấu nhất đến chỉ số chung. Nếu như kịch bản này là đúng, có nghĩa VN-Index điều chỉnh nhẹ trong vùng 733-738 điểm thì cơ hội về mốc 750 điểm lại rộng mở. Những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, mức tăng giá chưa nhiều, sẽ lại tiếp tục là điểm đến tiếp theo của dòng tiền.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhà đầu tư chưa nên mua vào những cổ phiếu đã tăng nóng và đang đi vào điều chỉnh, bởi những nhịp tăng nhẹ chỉ mang tính phục hồi kỹ thuật.

CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS

Nhiều khả năng trong phiên 1/6, VN-Index sẽ hồi phục trở lại để thử thách vùng kháng cự trong khoảng 740-742 điểm, vùng hỗ trợ của chỉ số được xác định tại 734-735 điểm.

Nhà đầu tư ngắn hạn đang sử dụng margin ở mức độ cao có thể tận dụng nhịp phục hồi để bán giảm tỷ trọng cổ phiếu đặc biệt với các mã đã tăng nóng trong thời gian qua, nhà đầu tư đang có tỷ trọng an toàn có thể áp dụng chiến lược bán ra tại vùng kháng cự và tận dụng nhịp điều chỉnh về hỗ trợ để mua vào.

Nhà đầu tư trung hạn và dài hạn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và có thể tận dụng những nhịp giảm điểm của thị trường để cơ cấu lại danh mục, có thể mua vào với những cổ phiếu có cơ bản tốt và triển vọng kinh doanh tích cực trong cả năm nay.

CTCK Bản Việt

VN-Index là chỉ số đầu tiên trong các chỉ số chủ chốt có sự thay đổi tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn từ Tích cực xuống Trung tính, và đồng pha với các chỉ số đại diện cho nhóm đầu cơ là VNMidcap và VNSmallcap. Điều này sẽ tạo áp lực lên hai chỉ số còn lại là VN30 và HNX-Index vẫn đóng cửa phía trên hỗ trợ MA10 đang nằm lần lượt tại 710 và 93 điểm. Dự báo, thị trường sẽ có xu hướng giảm vào cuối phiên giao dịch ngày mai. VN-Index hướng về ngưỡng 732 điểm của đường MA20 còn các chỉ số còn lại sẽ thử thách các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn quan trọng của mình.

Nhật Sự

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »