Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Phó Tổng giám đốc HOSE: “Nhà đầu tư phản ứng với cơ chế giao dịch mới vì đã quá quen với cái cũ”

Theo ông Lê Hải Trà- Phó TGĐ HOSE thì cơ chế giao dịch mới sẽ giúp giao dịch trở nên dễ dàng hơn và thậm chí “đội lái” còn khó che lệnh trên bảng giá hơn.

Những quy định mới về giao dịch chứng khoán tại SGDCK TP.HCM (HOSE) đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 12/9/2016. Trong đó, vấn đề điều chỉnh bước giá giao dịch xuống đến 10 đồng đã và đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ giới đầu tư trên thị trường.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hải Trà - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thường trực Sở GDCK TP.HCM (HOSE) để làm rõ hơn vấn đề này.

Thưa ông Lê Hải Trà, không ít nhà đầu tư trên thị trường đang phàn nàn về quy chế giao dịch mới. Ông có thể cho biết lý do gì khiến HOSE đưa ra quyết định thay đổi này?

Theo tôi, việc nhà đầu tư phản ứng vậy vì họ đã quá quen với hệ thống giao dịch cũ và khi áp dụng cái mới vào sẽ khiến họ chưa làm quen, dẫn tới phản ứng trái chiều.

Việc thay đổi bước giá giao dịch là kết quả của quá trình nghiên cứu cứu các thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn thị trường Việt Nam.

Hiện tại, số lượng cổ phiếu có thị giá từ 10.000 đồng trở xuống không phải là ít, chiếm khoảng 1/3 toàn thị trường. Theo quy chế giao dịch cũ, với một cổ phiếu có thị giá 10.000 đồng thì chúng ta sẽ có tổng cộng 15 bước giá giao dịch.

Tuy nhiên, với cổ phiếu có thị giá thấp hơn nữa, ví dụ là 3.000 đồng thì số lượng bước giá là rất ít và điều này khiến quá trình giao dịch khó hơn nhiều bởi tỷ lệ giữa các bước giá/ thị giá khi đó là rất lớn, không khuyến khích việc ra quyết định của nhà đầu tư.

Thay đổi bước giá có giúp thanh khoản cải thiện?

Thanh khoản bao hàm 2 yếu tố: (1) khối lượng giao dịch; và (2) chi phí thực hiện khối lượng giao dịch đó. Chi phí càng thấp sẽ càng khuyến khích hành vi giao dịch. Ngoài phí môi giới, bước giá chính là yếu tố quyết định chi phí của 1 giao dịch chứng khoán.

Bước giá thấp nhất (quy sang VNĐ) ở TTCK Malaysia là 5, Thailand là 6, Đài Loan là 7, Singapore là 16, Hàn Quốc là 19. Hose chẻ xuống 10 đồng là cần thiết để tạo thêm khoảng giá lựa chọn và giảm thiểu chi phí giao dịch cho người đầu tư.

Trước đây, vì bước giá lớn nên đôi khi nhà đầu tư sẽ chờ đợi cổ phiếu lên, xuống mà không quyết định giao dịch và điều này sẽ ảnh hưởng một cách dài hạn tới tâm lý giao dịch của nhà đầu tư.

Trong khi đó, quy chế mới sẽ giúp khoảng giá của cổ phiếu trong phiên giao dịch không đổi nhưng có nhiều bước giá nhỏ hơn. Khi đó, nhà đầu tư có thể sẽ sẵn sàng chấp nhận cắt lỗ đi một khoảng nhỏ hơn, không phải 100 đồng, mà là 30 đồng chẳng hạn và điều này sẽ giúp giao dịch được diễn ra mau chóng hơn.

Quy chế mới có tạo cơ hội cho “đội lái” lộng hành hay không khi việc giấu lệnh trên bảng giá càng dễ dàng?

Khi “đội lái” muốn thực hiện hành vi che lệnh trên bảng giá thì họ có thể làm bất kỳ lúc nào bởi chỉ cần 10 cổ phiếu cho mỗi bước giá là đủ. Do đó, câu chuyện thay đổi bước giá không ảnh hưởng gì cả và thậm chí còn khiến “đội lái” gặp khó hơn bởi họ càng khó biết được độ sâu của các lô lệnh được đặt.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này!

Hoàng Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

CTCK nhận định thị trường 14/09: Chờ ETFs hoàn tất giao dịch

Trong ngắn hạn tâm lý “chờ đợi” sẽ chiếm chủ đạo. Vì vậy, động lực để thị trường tăng trong ngắn hạn tương đối ít.

CTCK VDSC

Trong một tuần mà nhiều giao dịch chủ yếu bị chi phối bởi yếu tố kỹ thuật, sự phân vân trong quyết định mua/bán càng gia tăng. Bên cạnh đó, nhiều sự kiện lớn (bao gồm việc 2 quỹ ETFs hoàn tất giao dịch vào thứ Sáu tuần này) diễn ra chủ yếu vào giữa tháng Chín, do đó, trong ngắn hạn tâm lý “chờ đợi” sẽ chiếm chủ đạo. Vì vậy, động lực để thị trường tăng trong ngắn hạn tương đối ít. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư có lẽ sẽ hướng về mốc 650 làm mức hỗ trợ gần nhất cho VNIndex ở thời điểm hiện tại trước khi nghĩ đến việc hồi phục và bứt phá trở lại mức đỉnh 681 của năm 2016.

Một số thông tin thế giới đáng chú ý. Đầu tiên, phát ngôn của Thống đốc Fed, bà Lael Brainard tại Chicago vào thứ Hai hôm qua. Trái ngược với nhiều nhận định trước đó cho rằng phát biểu sẽ thể hiện quan điểm ủng hộ việc tăng lãi suất của Fed trong tháng Chín này, bà Brainard cho rằng chi tiêu cho tiêu dùng cũng như lạm phát của Mỹ cần phải tăng mạnh hơn nữa trước khi Fed quyết định việc nâng lãi suất. Sau phát biểu này, khả năng nâng lãi suất vào tháng Chín này của Fed giảm còn 15% so với mức 21% trước đó.

Thứ hai, một số dữ liệu vĩ mô của Trung Quốc tỏ ra tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Trung Quốc được công bố tăng 6,3% so với cùng kỳ trong tháng Tám. Mức tăng này tốt hơn hẳn so với dự báo của các nhà phân tích đưa ra trước đó là 6,1%. Chỉ số bán lẻ của nước này cũng tăng 10,6% trong tháng Tám, cao hơn 0,3% so với dự báo.

Cuối cùng, giá dầu thô giảm 2,23% còn $45,26/thùng trong phiên giao dịch hiện tại trước những dự báo kém khả quan của IEA, trong đó cơ quan này cho rằng hiện tượng dư cung sẽ tiếp tục duy trì cho đến ít nhất nửa đầu năm 2017. Báo cáo của IEA dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm 100.000 thùng/ngày trong năm 2016 và giảm tiếp 200.000 thùng/ngày trong năm 2017.

CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS

Cho dù giảm điểm, nhưng thị trường đang có khá nhiều tín hiệu tích cực và hoàn toàn có cơ hội vượt đỉnh 681 điểm. Tuy nhiên, đây là tuần giao dịch mang tính tích lũy, bởi hoạt động mua bán của các quỹ ETF và nhiều cổ phiếu sẽ chững lại. Nhiều cổ phiếu bị các quỹ ETF bán ra lần này sẽ là tâm điểm của nhà đầu tư nội mua vào như PVT, HPG, PVS, SSI, VCB... Do đó, có thể sẽ khiến thanh khoản của thị trường có phần giảm sút nhẹ. Tâm điểm sẽ dồn hết vào phiên cuối tuần 16/9, theo đó sẽ mở ra cơ hội lớn hơn cho tuần kế tiếp.

Nhà đầu tư nắm giữ những cổ phiếu cơ bản như HPG, FPT, CII, DBC... cần tận dụng cơ hội để lướt sóng, nhưng theo hướng tiếp tục nắm giữ, bởi cơ hội chưa dừng lại. Trong khi việc quỹ ETF thoái vốn đang tạo cơ hội cho một số cổ phiếu mới như PVT, VCB... Vì thế, một sự tính toán hợp lý và danh mục đủ hấp dẫn sẽ giúp nhà đầu tư có kết quả đầu tư tích cực trong nửa cuối tháng 9.

CTCK VCBS

Trên thị trường thế giới, tâm điểm đang dần hướng về cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 9 của FED diễn ra trong tuần sau. Những đồn đoán từ cả hai chiều khiến kỳ vọng thị trường liên tục biến đổi. Sau sự sụt giảm mạnh cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ đã hồi phục trở lại, cả hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều ghi nhận mức tăng mạnh nhất từ tháng 7. Những tác động về tâm lý vẫn sẽ ảnh hưởng tới thị trường châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tuy nhiên ở mức độ tương đối thấp.

Phiên giao dịch hôm nay đem lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư, mặc dù lo ngại xung quanh việc thị trường đảo chiều đã giảm bớt, chúng tôi cho rằng trạng thái điều chỉnh, tích lũy vẫn có thể tiếp diễn cho tới khi kỳ tái cấu trúc danh mục hai quỹ ETF chấm dứt. Tuy vậy, sự ổn định của lực cầu trong nước với sự hỗ trợ từ thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng là nguyên nhân quan trọng khiến chúng tôi đánh giá nhịp điều chỉnh, dù có rủi ro, nhưng cũng sẽ tồn tại cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. Theo đó, chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị tỷ trọng cổ phiếu cân bằng với lượng tiền mặt và tập trung ở các cổ phiếu đầu ngành có triển vọng kinh doanh sáng trong Quý 3 cũng như cả năm 2016.

CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS

Thanh khoản cả 2 sàn tiếp tục thấp so với trung bình 10 phiên trước do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Theo đó, áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn vẫn có thể tiếp diễn trong các phiên còn lại của tuần giao dịch. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh này sẽ khó kéo dài lâu, thị trường nhiều khả năng sẽ hồi phục tăng điểm trở lại sau khi quá trình tái cơ cấu danh mục của ETF kết thúc.

Trong phiên 14/9, thị trường vẫn giao dịch ảm đạm, chỉ số vẫn lình xình trong khoảng biên độ hẹp của ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự gần nhất. Dòng tiền vẫn chủ yếu tập trung vào các cột trụ lớn của thị trường. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch và chờ đợi thị trường có tín hiệu rõ ràng hơn. Thay vào đó, nhà đầu tư nên đảm bảo tỷ trọng tiền mặt và cổ phiếu ở trạng thái cân bằng để sẵn sàng giải ngân vào các mã cơ bản tốt dự kiến có kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng cuối năm tại các nhịp điều chỉnh của thị trường.

Nhật Sự

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

NĐT ngoại tiến gần đến mục tiêu thâu tóm Imexpharm trong đợt tăng vốn sắp tới

Nhằm huy động vốn đầu tư cho nhà máy sản xuất dược công nghệ cao, CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) đã thông qua phương án tăng vốn bằng việc phát hành hơn 8,6 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại IMP sẽ bị thâu tóm với khối lượng cổ phiếu phát hành thêm lên đến 30% vốn điều lệ.

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM vừa có thông báo về ngày giao dịch không hưởng quyền (23/9) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thay đổi giá phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo Nghị quyết ĐHCĐ ngày 26/4 của CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã: IMP). Theo đó, giá phát hành sẽ không thấp hơn 45.000 đồng/cổ phiếu. Giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/9 của IMP là 61.500 đồng.

Việc phát hành đã được ĐHCĐ thường niên 2016 thông qua với khối lượng 8,68 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 30%) nhằm huy động vốn để đầu tư vào nhà máy sản xuất dược công nghệ cao và bổ sung vốn kinh doanh của IMP.

Trong khoảng 1 năm gần đây, IMP là một trong số ít cổ phiếu luôn kín room khối ngoại (49%) với sự có mặt của hầu hết các quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam.

Thống kê cho thấy, trong năm 2015, sau khi room khối ngoại hở ra do IMP phát hành riêng lẻ cho CTCP Dược phẩm Phano, một số quỹ đầu tư tài chính nước ngoài đã mua khớp lệnh trên sàn và là nhân tố khiến giá cổ phiếu IMP tăng 25% chỉ trong 5 ngày.

Mới đây, nhóm NĐTNN thuộc Dragon Capital (gồm: Amersham Industries Limited, Balestrand Limited, Norges Bank, The CH/SE Aisa Investment Holdings (Singapore) PTE. LDT, Wareham Group Limited, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company) đã mua vào gần 800.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu từ 17,36% lên 20,11% (tương đương 5,82 triệu cổ phiếu).

Như vậy, nhóm NĐTNN này đang sở hữu số cổ phần chỉ thấp hơn cổ đông lớn nhất tại IMP là Vinapharm (nắm giữ 23,75% cổ phần).

Nhiều ý kiến cho rằng, đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hữu này sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài (cả mới và hiện hữu) gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn và nhiều khả năng có thể tranh cử một suất trong HĐQT để tham gia sâu hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của IMP.

Nguyên nhân là bởi trong bối cảnh vốn nhà nước đang có xu hướng giảm dần tại các doanh nghiệp thì nhiều khả năng Vinapharm sẽ không mua cổ phiếu IMP trong đợt phát hành sắp tới. Đơn cử, trước đó vào tháng 11/2015, khi CTCP Dược phẩm OPC (mã: OPC) phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Vinapharm đã bán hết quyền mua cổ phiếu phát hành thêm của OPC.

Nếu điều này tiếp tục lặp lại tại Imexpharm, khi đó NĐTNN hẳn sẽ không bỏ lỡ cơ hội nâng cao tỷ lệ sở hữu tại IMP. Điều này dồng nghĩa với việc IMP sẽ nhanh chóng bị NĐTNN chi phối nếu HĐQT của doanh nghiệp thông qua phương án nới room ngoại lên 100% trong mùa ĐHCĐ năm 2017.

Thảo Nguyên

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Giao dịch cổ phiếu DHM, một cá nhân bị phạt 50 triệu đồng

Bà Lan bị phạt do chậm báo cáo kết quả mua cổ phiếu DHM và trở thành cổ đông lớn.

Ngày 12/09/2016, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Trần Thị Lan, địa chỉ: 217/28 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh số tiền 50 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Cụ thể, bà Lan đã báo cáo không đúng thời hạn theo quy định về sở hữu cho UBCKNN và Sở giao dịch Chứng khoán: Ngày 28/04/2016, bà Trần Thị Lan đã mua 100.000 cổ phiếu của Công ty cổ phần Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu (mã chứng khoán DHM) dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu từ 4,825% lên 5,25% và trở thành cổ đông lớn của Công ty. Tuy nhiên, đến ngày 15/7/2016, Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh mới nhận được báo cáo trở thành cổ đông lớn của bà Lan.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Theo Trí thức trẻ/UBCKNN

Đọc tiếp »

Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt mua vào 3,6 triệu cổ phần STG

Trước giao dịch BVF không sở hữu cổ phiếu STG nào.

Công ty TNHH Quản lý quỹ Bảo Việt (BVF) vừa có báo cáo giao dịch cổ phiếu STG của CTCP Kho vận Miền Nam (Sotrans). Theo đó, ngày 7/9 vừa qua, công ty này đã mua 3,6 triệu cổ phiếu STG tương ứng 4,21% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Sotrans. Trước giao dịch BVF không sở hữu cổ phiếu STG nào.

Trước đó mấy ngày, ngày 31/8, Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ (BVLIFE) đã mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu STG và trở thành cổ đông lớn của Sotrans. Trước giao dịch BVLIFE cũng không sở hữu cổ phiếu STG nào.

Công ty TNHH Quản lý quỹ Bảo Việt và Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ đều là công ty con do Tập đoàn Bảo Việt (BVH) sở hữu 100%.

Hiện Sông Đà 909 vẫn đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ 24,2% vốn của Sotrans. Tuy nhiên, mới đây, Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex) đang lên kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực logistic và đích nhắm là Sotrans. Gelex dự kiến sẽ bỏ ra khoảng 1.500 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực logistic. Đồng thời dự kiến sẽ mua lại cổ phần chi phối CTCP Kho vận Miền Nam.

Thanh Mai

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Sông Đà 7 chuyển nhượng 3,12 triệu cổ phần S74

Hiện chưa có thông tin về đối tác nhận chuyển nhượng số cổ phần này.

Ngày 9/9 vừa qua, CTCP Sông Đà 7 (mã chứng khoán SD7) đã bán ra 3,12 triệu cổ phần của CTCP Sông Đà 7.04 trong tổng số gần 3,37 triệu cổ phần đang nắm giữ (tỷ lệ 52%). Giao dịch thực hiện với giá thỏa thuận 5.000 đồng/cổ phần, thu về 15,6 tỷ đồng. Sau giao dịch, Sông Đà 7 còn sở hữu gần 250.000 cổ phần và không còn là cổ đông lớn.

Sông Đà 7 là cổ đông lớn nhất của S74 từ trước khi S74 niêm yết trên HNX. Lúc đó SD7 sở hữu 2,4 triệu cổ phần S74 tương ứng 60% vốn điều lệ công ty.

Ngày 1/9 vừa qua, HĐQT Sông Đà 7 đã họp thông qua phương án thoái vốn, chuyển nhượng 3,12 triệu cổ phần S74 cho đối tác. Hiện chưa có thông tin về đối tác sẽ nhận số cổ phần S74 này từ Sông Đà 7.

Mai Nguyễn

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Một trong những Tập đoàn tài chính lớn nhất Hàn Quốc có ý định mua lại công ty tài chính Handico

Với vốn điều lệ 550 tỷ đồng, HAFIC nằm trong danh sách những công ty nhà nước "bê bết" về tình tài chính với các khoản thua lỗ nặng nề và nợ khó đòi. Lũy kế đến cuối năm 2013, HAFIC lỗ hơn 135 tỷ đồng.

Tờ Koreaherald của Hàn Quốc vừa dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, KB Kookmin Card – một trong những công ty thẻ tín dụng lớn nhất Hàn Quốc, đang đàm phán với HANDICO để mua lại Công ty tài chính cổ phần Handico (HAFIC), nhằm bước chân vào thị trường tài chính vi mô của Việt Nam.

Trước đó, nhiều công ty tài chính Hàn Quốc, bao gồm cả JB Financial Holdings, đã thể hiện sự quan tâm trong việc mua HAFIC. Tuy nhiên, JB Financial Holdings đã từ bỏ ý định mua HAFIC do lo ngại về các khoản cho vay khó đòi của công ty này. Với việc đàm phán mua lại HAFIC, KB Kookmin Card sẽ phải nỗ lực để có kế hoạch làm giảm các khoản nợ tiềm tàng của HAFIC.

KB Kookmin Card là một đơn vị thành viên của Tập đoàn đầu tư tài chính KB Financial Holdings của Hàn Quốc. Hiện nay, KB Financial Holdings đang bước chân vào thị trường tín dụng vi mô khu vực Đông Nam Á thông qua các công ty con như KB Kookmin Card và KB Capital. Công ty thẻ tín dụng Hàn Quốc muốn thiết lập một vị trí rõ ràng hơn tại thị trường này bằng cách gia nhập thị trường Việt Nam sau khi đã hiện diện tại Indonesia và Lào trước đó.

Công ty Tài chính Cổ phần HANDICO (Hafic) được thành lập ngày 16/11/2005, tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico). Với vốn điều lệ 550 tỷ đồng, HAFIC nằm trong danh sách những công ty nhà nước "bê bết" về tình tài chính với các khoản thua lỗ nặng nề và nợ khó đòi. Lũy kế đến cuối năm 2013, HAFIC lỗ hơn 135 tỷ đồng.

Mai Linh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Dược phẩm Phano trao tay 2,63 triệu cổ phần Imexpharm cho phân phối bán lẻ Phano

So với thời điểm Dược phẩm Phano mua vào, hiện tại giá cổ phiếu IMP của Dược phẩm Imexpharm đã tăng gần gấp đôi.

CTCP Dược phẩm Phano vừa công bố thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu IMP của CTCP Dược phẩm Imexpharm. Theo đó, Dược phẩm Phano đăng ký chuyển nhượng toàn bộ hơn 2,63 triệu cổ phần Imexpharm cho công ty con là CTCP Giải pháp phân phối và bán lẻ Phano.

Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận ngoài biên độ giá và thực hiện chuyển nhượng thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Số cổ phiếu IMP mà Dược phẩm Phano đang sở hữu là mua vào trong đợt Imexpharm phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược hồi đầu năm 2015 với giá mua 32.384 đồng/cổ phần. Lúc đó, Dược phẩm Phano đã bỏ ra 85,2 tỷ đồng mua số cổ phần trên.

Hiện tại, trên thị trường, cổ phiếu IMP đang giao dịch quanh mức 62.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, số cổ phiếu mà Dược phẩm Phano đang sở hữu có giá trị trên 163 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với số tiền bỏ ra ban đầu.

Mạnh Linh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Vụ “công ty ma” MTM: Hơn 4 triệu cổ phiếu không tồn tại vẫn được đưa lên sàn để mua bán

Những vụ việc lùm xùm liên quan đến CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu Khoáng sản Miền Trung (MTM) vẫn chưa có hồi kết.

CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu Khoáng sản Miền Trung (MTM) vừa công bố lại báo cáo tài chính quý 4/2015 chưa kiểm toán, thay thế báo cáo đã gửi ngày 30/8/2016 và 5/9/2016.

Điểm đáng chú ý là báo cáo này đã điều chỉnh hồi tố rất nhiều khoản mục trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm ngày 1/1/2014 – là số liệu đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC).

Thời gian gần đây đã chứng kiến một loạt doanh nghiệp hồi tố/điều chỉnh số liệu những khoản mục trị giá hàng trăm tỷ trên báo cáo tài chính liên quan đến “tài sản bốc hơi” hay dự phòng thiếu các khoản phải thu của Gỗ Trường Thành (TTF), Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) hay NTACO (ATA). Tuy nhiên MTM đã có một việc chưa có tiền lệ là điều chỉnh giảm vốn điều lệ thực góp.

Theo đó, vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2014 cũng như 31/12/2015 thay vì là 310 tỷ đồng thì thực tế chỉ có 268,4 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa số cổ phiếu thực tế lưu hành của MTM chỉ là 26,84 triệu cổ phiếu thay vì 31 triệu cổ phiếu.

Điều đáng nói là MTM đã được lưu ký và đăng ký giao dịch 31 triệu cổ phiếu trên Upcom. Như vậy có hơn 4 triệu cổ phiếu đã không được góp vốn, hay nói cách khác là thực tế không tồn tại, vẫn được đưa lên sàn giao dịch. Điều này có thể gây hệ lụy rất lớn cho nhà đầu tư.

Báo cáo của MTM cho biết: “Việc xác định thu hồi số cổ phiếu đang lưu hành hiện nay lớn hơn số cổ phiếu thực tế phát hành này sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng sau khi có kết luận của các cơ quan chức năng trong các năm tài chính tiếp theo”.

Cổ phiếu MTM lên giao dịch trên sàn Upcom vào ngày 15/4/2016. Hai tháng sau, ngày 17/6, HNX đã quyết định dừng giao dịch đối với cổ phiếu này với lý do để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Trước khi bị ngừng giao dịch, MTM là cổ phiếu có thanh khoản top đầu Upcom với hàng triệu đơn vị được giao dịch mỗi phiên. Thậm chí, trong phiên giao dịch 16/6, khối lượng giao dịch MTM tăng vọt lên hơn 7 triệu đơn vị, tương đương 23% khối lượng cổ phiếu lưu hành của công ty. Kết thúc phiên giao dịch 17/6, thị giá MTM chỉ còn 2.600đ/cp, giảm tới 75% so với giá chào sàn chỉ cách đây 2 tháng. Điều này có nghĩa nhà đầu tư nào mua cổ phiếu MTM thì đã “bay hơi” ¾ giá trị tài sản.

Từ trước khi bị ngừng giao dịch đến nay, có rất nhiều lùm xùm liên quan đến MTM như: công ty bị cho là ngừng hoạt động, trụ sở công ty chỉ là quán "bò né", tiếp đến là hàng loạt thay đổi về nhân sự lãnh đạo công ty.

Chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ với các bên liên quan để làm rõ vấn đề hy hữu này.

KAL

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

VNM, FPT, IMP, KPF, CDO, DPS, TEG, S74: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.

CTCP Sữa Việt Nam (VNM): Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 250.000 cp, giảm lượng sở hữu từ 839.089 cp (tỷ lệ 0,07%) xuống 589.089 cp (tỷ lệ 0,05%). Giao dịch thực hiện từ 18/8 đến 12/9/2016.

CTCP FPT (FPT): Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Tổng giám đốc, đã mua 209.200 cp, nâng lượng sở hữu từ 872.122 cp (tỷ lệ 0,19%) lên 1.081.322 cp (tỷ lệ 0,24%). Giao dịch thực hiện từ 11/8 đến 9/9/2016.

CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP): CTCP Dược phẩm Phano đăng ký chuyển nhượng toàn bộ 2.631.160 cp (tỷ lệ 9,09%) sang cho CTCP Giải pháp phân phối và bán lẻ Phano theo phương thức thỏa thuận ngoài biên độ giá và thực hiện chuyển nhượng thông qua VSD. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 16/9 đến 15/10/2016.

CTCP Tư vấn Dự án Quốc tế KPF (KPF): Bà Đoàn Thị Hương, em gái Chủ tịch HDQT, đã bán toàn bộ 140.000 cp. Giao dịch thực hiện từ 5/9 đến 9/9/2016.

CTCP Tư vấn Thiết kế và Phát triển Đô Thị (CDO): Bà Nguyễn Thanh Tú, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 200.000 cp. Trước giao dịch bà Tú sở hữu 350.000 cp (tỷ lệ 1,75%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 16/9 đến 15/10/2016. Cùng thời gian, ông Nguyễn Minh Quang, kế toán trưởng, đăng ký mua 150.000 cp. Trước giao dịch ông Quang sở hữu 300.000 cp (tỷ lệ 1,5%).

CTCP Đầu tư Phát triển Sóc Sơn (DPS): Bà Phạm Hồng Nhung, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 297.100 cp, nâng lượng sở hữu từ 1.334.120 cp (tỷ lệ 4,62%) lên 1.631.220 cp (tỷ lệ 5,65%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 9/9/2016.

CTCP Bất động sản và Xây dựng Trường Thành (TEG): Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Trường Thành Việt Nam, công ty do ông Đặng Trung Kiên, Phó Chủ tịch TEG làm Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 1 triệu cp theo phương thức thỏa thuận. Trước giao dịch đơn vị này nắm giữ 780.000 cp (tỷ lệ 5,2%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 16/9 đến 14/10/2016.

Cũng liên quan cổ phiếu TEG, trong cùng thời gian, ông Đặng Trung Kiên, Phó Chủ tịch, đăng ký bán 375.000 cp; ông Nguyễn Đình Chiến và ông Nguyễn Diên, 2 Phó Tổng Giám đốc, cùng đăng ký bán mỗi người 200.000 cp.

CTCP Sông Đà 7.04 (S74): CTCP Sông Đà 7 (SD7) đã bán 3.120.000 cp, giảm lượng sở hữu từ 3.369.600 cp (tỷ lệ 52%) xuống 249.600 cp (tỷ lệ 3,85%). Giao dịch thực hiện ngày 9/9/2016.

Thái Phương

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Sẽ bắt đầu thoái vốn Nhà nước tại Vinamilk ngay trong năm nay

Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định, cơ quan chức năng sẽ thực hiện thoái vốn tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) ngay trong năm nay và 9 doanh nghiệp lớn khác vào đầu năm 2017.

Đây là thông tin vừa được ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính nêu lên trong buổi trả lời báo chí chiều 14/9.

Chưa tiết lộ phương án bán vốn cụ thể tại Vinamilk, ông Tiến cho hay, phía Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang xây dựng phương án cụ thể để báo cáo Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, theo ông, đây là quá trình phải làm cẩn thận để tránh ảnh hưởng tới thị trường, bởi có thể nhà đầu tư sẽ tập trung hết vào Vinamilk.

Đại diện Bộ Tài chính cũng cho rằng, quy mô của Vinamilk rất lớn với giá trị niêm yết của riêng phần vốn Nhà nước tại đây vào khoảng gần 100.000 tỷ đồng. Bởi vậy, việc bán ra thị trường có thể không chỉ thực hiện một lần mà phải nhiều lần.

Theo ông, Vinamilk là thương hiệu có giá trị bởi khả năng quản trị tốt cũng như luôn đổi mới, sáng tạo. Hiện tại, thương hiệu này không chỉ ở Việt Nam mà là tầm khu vực.

Bởi vậy, với Vinamilk, ông cho rằng, ngoài nhà đầu tư trong nước, cơ quan chức năng phải kêu gọi của nhà đầu tư nước nước ngoài.

Trước đó, cuối năm 2015, Chính phủ đã yêu cầu phía SCIC "chọn thời gian thích hợp" để thoái hết vốn Nhà nước tại 10 doanh nghiệp là: Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh, Tông Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Viễn thông FPT.

Trong số trên, riêng tại Vinamilk, tỷ lệ vốn Nhà nước đang nắm giữ là 45,1%./.

Theo Xuân Dũng

Vietnam+

Đọc tiếp »

Maseco, công ty sở hữu 2 thương hiệu nổi tiếng Ariang và Hồ Tiêu Chư Sê sắp lên sàn

Maseco là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh hàng điện tử với thương hiệu Ariang, hàng nông sản với thương hiệu "Hồ tiêu Chư sê"...

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán của CTCP Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco).

Maseco là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; sản xuất, kinh doanh hàng điện tử và được biết đến với thương hiệu nổi tiếng Ariang gồm các loại đầu máy DVD, Karaoke vi tính, amply…Lĩnh vực nông sản, mặt hàng chủ lực của Maseco là cà phê nhân và hồ tiêu với thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê”. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh nhà hàng, bất động sản. Maseco có vốn điều lệ thực góp 225 tỷ đồng và sẽ đăng ký niêm yết 22,5 triệu cổ phiếu.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu đạt 1.263 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng so với cùng kỳ, tuy nhiên do giá vốn và chi phí tăng mạnh nên nửa đầu năm công ty báo lãi sau thuế 22,5 tỷ đồng, giảm 10 tỷ đồng so với nửa đầu năm ngoái. Tổng cộng tài sản cuối kỳ đạt gần 1.010 tỷ đồng.

Năm 2016, Maseco đặt mục tiêu 1.600 tỷ đồng doanh thu và 60 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cổ tức thấp nhất 15%. Với kết quả thực hiện được nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành 79% kế hoạch doanh thu và 49% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. ĐHCĐ thường niên năm 2016 của công ty cũng đã thông qua tỷ lệ chia cổ tức năm 2015 là 18% tương ứng tổng chi 40,5 tỷ đồng.

Thạch Lâm

Theo Trí thức trẻ/Maseco

Đọc tiếp »

CTCK nhận định thị trường 15/09: Những dấu hiệu tiêu cực

Phiên giao dịch 15/9 sẽ là phiên quyết định xu hướng khi ngưỡng hỗ trợ 655-660 điểm bị phá vỡ.

CTCK VPBS

Chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên và lùi nhẹ xuống dưới hỗ trợ MA50 tại 657 điểm. Cùng với đó là khối lượng giao dịch khớp lệnh gia tăng thể hiện lực cung mạnh dần lên và lấn át lực cầu trên sàn HSX. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index dừng chân ngay trên hỗ trợ của đường MA100 tại 83,34 điểm.

Thông thường những khu vực hỗ trợ kể trên nhiều khả năng sẽ giúp 2 chỉ số phục hồi trong phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên lực cầu liên tục suy yếu và duy trì ở mức thấp như hiện nay không ủng hộ cho khả năng phục hồi dài hơi hơn của các chỉ số. Trong bối cảnh đó, VPBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục đứng ngoài quan sát thị trường.

CTCK BSC

Mặc dù thị trường có nỗ lực tăng điểm trong phiên giao dịch nhưng cuối phiên giao dịch VN-Index vẫn đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày. Thị trường vẫn tiếp tục giao dịch tiêu cực như đã nhận định trước đó khi hầu hết các mã chứng khoán lớn đều giảm điểm ngoại trừ VCB, CTD, FPT. Thanh khoản tiếp tục suy giảm với giá trị giao dịch giảm nhanh hơn khối lượng giao dịch đang cho tín hiệu dòng tiền rút khỏi các cổ phiếu lớn. Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục cho tín hiệu tiêu cực. Do đó, nhiều khả thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh trong 2 phiên giao dịch cuối tuần và nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân một phần nhỏ vào các cổ phiếu cơ bản tốt khi giá giảm về mức hấp dẫn ở vùng hỗ trợ 650 – 645.

Nhà đầu tư cũng đồng thời nên lưu tâm đến các diễn biến thị trường hàng hóa và tài chính thế giới khi cuộc họp của Fed về vấn đề tăng lãi suất đang đến gần (21/09) và hội nghị của các thành viên OPEC về đóng băng sản lượng dầu cũng sẽ diễn ra trong tuần cuối tháng.

CTCK Maritime – MSI

Thị trường đã xuất hiện một số tín hiệu tiêu cực khi điều chỉnh giảm với thanh khoản không được cải thiện, trừ một vài tín hiệu khởi sắc đến từ giao dịch tốt của số ít các cổ phiếu cơ bản tốt thuộc nhóm điện, bảo hiểm. Phiên giao dịch 15/9 sẽ là phiên quyết định xu hướng khi ngưỡng hỗ trợ 655-660 điểm bị phá vỡ.

Thị trường nhiều khả năng sẽ có diễn biến xấu nếu lực bán tiếp tục gia tăng, cho dù ngưỡng 655 vẫn là ngưỡng hỗ trợ mạnh của thị trường và VN-Index tiếp tục dao động quanh vùng hỗ trợ nói trên. Giao dịch ngắn hạn vẫn sẽ tiềm ẩn rủi ro, trong khi các nhà đầu tư có thể gia tăng mua vào các cổ phiếu thuộc nhóm ngành bảo hiểm, dầu khí với tầm nhìn trung hạn. Một số cổ phiếu đáng chú ý: BMI, PVI, CNG, PVD, VSH.

CTCK SHS

Theo quan điểm của SHS, áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn vẫn có thể tiếp diễn trong các phiên còn lại của tuần giao dịch. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh này sẽ khó kéo dài lâu, thị trường nhiều khả năng sẽ hồi phục tăng điểm trở lại sau khi quá trình tái cơ cấu danh mục của ETF kết thúc.

Trong phiên nay thị trường giao dịch với thanh khoản thấp hơn hai phiên đầu tuần, chỉ số vẫn đang test lại vùng hỗ trợ gần nhất 650-655. Dòng tiền vẫn chủ yếu tập trung vào các cột trụ lớn của thị trường như VNM, VCB. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên thận trọng trong giao dịch, đợi thị trường có tín hiệu rõ ràng hơn. Khi thời điểm tích cực tới nhà đầu tư có thể giải ngân vào một số mã có kỳ vọng kết quả kinh doanh tốt vào 6 tháng cuối năm.

Nhật Sự

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 15/9

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Tin doanh nghiệp

NKG - CTCP Thép Nam Kim - Sẽ phát hành 6 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược là Unicoh Speccialty Chemicals với giá chào bán 22.300 đồng/CP, thời gian hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Đồng thời, ĐHĐCĐ cũng đã thông qua việc mua lại 100% cổ phần của CTCP Ống thép Nam Kim, với giá không vượt quá 10.000 đồng/CP.

CIG - CTCP Coma 18 – Sẽ lấy ý kiến cổ đông thông qua nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần chào bán riêng lẻ theo phương án chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ đã được ĐHCĐ thông qua hồi tháng 6/2016.

KAC - CTCP Đầu tư Địa ốc An Khang - Quyết định góp vốn 14 tỷ đồng, tương đương 70% vốn điều lệ vào Công ty TNHH Kinh doanh nhà Khang An Phú Hữu.

ROS - CTCP Xây dựng Faros - Thông báo tạm thời áp dụng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài của Công ty lên 49%.

OGC - Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương - Ocean Group - Ngày 14/9 đã động thổ Dự án tổ hợp Trung tâm thương mại văn phòng khách sạn căn hộ cho thuê tại 25 Trần Khánh Dư, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dự án có mức đầu tư 700 tỷ đồng, tổng diện tích 5.400 m2, trong đó gần 3.000 m2 sẽ được triển khai xây dựng thành tòa nhà hỗn hợp Trung tâm thương mại - văn phòng - khách sạn - căn hộ cho thuê. Dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng trong quý IV năm 2018.

BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – BIDV - Ngày 21/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự Đại hội cổ đông bất thường năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 22/9. Chi tiết thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội sẽ được thông báo sau.

VHG - Công ty Cổ phần Đầu tư Cao Su Quảng Nam - HĐQT quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Trần Xuân Hiếu từ ngày 12/9, và ông Hiếu cũng sẽ không còn nằm trong HĐQT của Cao su Quảng Nam. Đồng thời, bổ nhiệm ông Vũ Anh Tuấn đảm nhận chức danh Chủ tịch HĐQT Công ty.

C32 - CTCP Đầu tư xây dựng 3-2 - Ngày 07/10 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 10/10. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 12%, thanh toán bắt đầu từ ngày 09/12/2016.

VNT - CTCP Giao nhận vận tải ngoại thương - HĐQT quyết định nhận góp bù cổ phần tại CTCP Cảng Mipec. Cụ thể, VNT nhận góp bù một phần số cổ phần không góp đủ của bà Nguyễn Thị Thanh Thủy tại CTCP Cảng Mipec là 1,05 triệu cổ phần và tương tự là 1,75 triệu cổ phần của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

VNM - CTCP Sữa Việt Nam - Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 250.000 cp, giảm lượng sở hữu từ 839.089 cp (tỷ lệ 0,07%) xuống 589.089 cp (tỷ lệ 0,05%). Giao dịch thực hiện từ 18/8 đến 12/9/2016.

FPT - CTCP FPT - Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Tổng giám đốc, đã mua 209.200 cp, nâng lượng sở hữu từ 872.122 cp (tỷ lệ 0,19%) lên 1.081.322 cp (tỷ lệ 0,24%). Giao dịch thực hiện từ 11/8 đến 9/9/2016.

KPF - CTCP Tư vấn Dự án Quốc tế KPF - Bà Đoàn Thị Hương, em gái Chủ tịch HDQT, đã bán toàn bộ 140.000 cp. Giao dịch thực hiện từ 5/9 đến 9/9/2016.

DPS - CTCP Đầu tư Phát triển Sóc Sơn - Bà Phạm Hồng Nhung, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 297.100 cp, nâng lượng sở hữu từ 1.334.120 cp (tỷ lệ 4,62%) lên 1.631.220 cp (tỷ lệ 5,65%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 9/9/2016.

S74 - CTCP Sông Đà 7.04 - CTCP Sông Đà 7 (SD7) đã bán 3.120.000 cp, giảm lượng sở hữu từ 3.369.600 cp (tỷ lệ 52%) xuống 249.600 cp (tỷ lệ 3,85%). Giao dịch thực hiện ngày 9/9/2016.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

CDO - CTCP Tư vấn Thiết kế và Phát triển Đô Thị - Bà Nguyễn Thanh Tú, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 200.000 cp. Trước giao dịch bà Tú sở hữu 350.000 cp (tỷ lệ 1,75%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 16/9 đến 15/10/2016. Cùng thời gian, ông Nguyễn Minh Quang, kế toán trưởng, đăng ký mua 150.000 cp. Trước giao dịch ông Quang sở hữu 300.000 cp (tỷ lệ 1,5%).

IMP - CTCP Dược phẩm Imexpharm - CTCP Dược phẩm Phano đăng ký chuyển nhượng toàn bộ 2.631.160 cp (tỷ lệ 9,09%) sang cho CTCP Giải pháp phân phối và bán lẻ Phano theo phương thức thỏa thuận ngoài biên độ giá và thực hiện chuyển nhượng thông qua VSD. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 16/9 đến 15/10/2016.

TEG - CTCP Bất động sản và Xây dựng Trường Thành - Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Trường Thành Việt Nam, công ty do ông Đặng Trung Kiên, Phó Chủ tịch TEG làm Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 1 triệu cp theo phương thức thỏa thuận. Trước giao dịch đơn vị này nắm giữ 780.000 cp (tỷ lệ 5,2%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 16/9 đến 14/10/2016.

Cũng liên quan cổ phiếu TEG, trong cùng thời gian, ông Đặng Trung Kiên, Phó Chủ tịch, đăng ký bán 375.000 cp; ông Nguyễn Đình Chiến và ông Nguyễn Diên, 2 Phó Tổng Giám đốc, cùng đăng ký bán mỗi người 200.000 cp.

FID - CTCP Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam - Ông Đặng Kim Khoa, Chủ tịch HĐQT và 2 Uỷ viên HĐQT là Phùng Thị Diệp Linh và Phạm Đình Dương đồng loạt đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu FID mỗi người. Giao dịch dự kiến từ 15/9 đến 14/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, cả 3 thành viên HĐQT này sẽ trở thành cổ đông lớn của FID, trong đó, chủ tịch Đặng Kim Khoa nắm giữ lượng cổ phần lớn nhất là 1,93 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 8,7% sở hữu FID.

DCL - CTCP Dược Cửu Long - CTCP Đầu tư F.I.T, công ty mẹ đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu DCL từ ngày 16/9 đến 14/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, FIT sẽ nâng sở hữu tại DCL lên 35,27 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 62,61%.

Trần Dũng

Theo InfoNet/HNX&HSX

Đọc tiếp »

2 cổ phiếu nhà bầu Đức chạm trần ngày họp ĐHCĐ, VnIndex giữ vững sắc xanh

OGC đáng chú ý khi tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp, ngay từ khi vào đầu phiên giao dịch, OGC đã được chất lệnh mua giá trần, hiện đang dư mua trần hơn 2,8 triệu cổ phiếu.

Phiên giao dịch hôm nay, có nhiều thông tin mà nhà đầu tư cầnchú ý. Thứ nhất đó là cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên của HAG, HNG diễn ratại Gia Lai hôm nay. Buổi sáng sẽ là ĐHCĐ của HNG và cổ phiếu này ngay lập tứcphản ứng mạnh mẽ, tăng trần lên 6.790 đồng/cổ phiếu. Có lúc, cổ phiếu HNG dưmua trần nhưng ngay sau đó lực bán mạnh khiến cổ phiếu này hiện vẫn dư bán giátrần. HAG cũng đang giao dịch dưới mức giá trần 1 line và đã có lúc chạm trần.

Hôm nay cũng là ngày nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chốt quyềntrả cổ tức, cổ phiếu thưởng. VIC hôm nay chốt quyền trả thưởng tỷ lệ 1.000:225và có lúc tăng mạnh 1.600 đồng/cổ phiếu. KDC hôm nay cũng giao dịch không hưởngquyền nhận cổ tức tỷ lệ 14% và cổ phiếu này có lúc vọt lên 37.400 đồng/cp, tăng1.100 đồng so với giá tham chiếu.

OGC đáng chú ý khi tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp, ngay từkhi vào đầu phiên giao dịch, OGC đã được chất lệnh mua giá trần, hiện đang dưmua trần hơn 2,8 triệu cổ phiếu.

VnIndex sáng nay tăng từ đầu phiên và hiện tăng gần 2 điểm,lên 658,55 điểm. Tuy nhiên, tiền vẫn chưa quay lại thị trường chứng khoán khimà thanh khoản tính đến 10h15’ mới đạt 480 tỷ đồng.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác đang giảm điểm như GAS giảm300 đồng; HSG giảm 350 đồng; MSN mất 1.300 đồng; VNM mất 800 đồng…

Sàn Hà nội thi thoảng có sắc xanh le lói nhưng không giữ đượclâu. Hiện, chỉ số đã mất mốc 83 điểm.

Phương Chi

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Cổ phiếu BGM bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt

Nguyên nhân do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin.

Sở GDCK Thành Phố Hồ Chí Minh vừa quyết định đưa cổ phiếu BGM của CTCP Chế biến Khoáng sản Bắc Giang vào diện kiểm soát đặc biệt từ 21/9/2016. Cổ phiếu BGM chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nguyên nhân, do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin.

Xem quyết định

Theo Trí thức trẻ/HSX

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Công ty Đầu tư Xuân Cầu phát hành 450 tỷ đồng trái phiếu

CTCP Đầu tư Xuân Cầu tiền thân là Công ty TNHH Bất động sản Xuân Cầu, thuộc công ty TNHH Xuân Cầu, người đại diện pháp luật là ông Tô Dũng.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinbankSC, mã chứng khoán: CTS) công bố nghị quyết về việc bảo lãnh phát hành trái phiếu của CTCP Đầu tư Xuân Cầu với giá trị theo mệnh giá là 450 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư Xuân Cầu tiền thân là Công ty TNHH Bất động sản Xuân Cầu, thuộc công ty TNHH Xuân Cầu,người đại diện pháp luật là ông Tô Dũng.Thành lập năm 2006, CTCP Đầu tư Xuân Cầu hoạt động trong lĩnh vực là đầu tư xây dựng, phát triển và kinh doanh bất động sản; xây dựng các công trình dân dụng, kỹ thuật hạ tầng.

CTCP đầu tư Xuân Cầu đã triển khai các dự án như Dự án Khu biệt thự cao cấp Xanh Villas tại xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội; khu nhà vườn sinh thái nghỉ dưỡng và khu resort cao cấp tại vùng bãi huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với tổng mức đầu tư dự kiến gần 4.500 tỷ đồng; và dự án đầu tư trồng và phát triển rừng phòng hộ Lương Sơn.

Mới đây, CTCP Đầu tư Xuân Cầu được chọn là cổ đông chiến lược của Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO) - Tổng công ty do Bộ Xây dựng quản lý vừa cổ phần hóa ngày 19/08 vừa qua với giá trúng bình quân là 10.502 đồng/cp.

Theo phương án cổ phần hóa, FICO có vốn điều lệ dự kiến là 1.270 tỷ đồng, thực hiện đấu giá công khai 25 triệu cổ phần, tương ứng 19,7% vốn điều lệ dự kiến. Ngoài ra, FICO dự kiến sẽ bán 40% cổ phần cho đối tác chiến lược (khoảng 50,8 triệu cổ phần) và Nhà nước giữ lại 40% vốn sau cổ phần hóa.

Cổ phiếu chào bán cho nhà đầu tư chiến lược với giá thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá trúng thấp nhất trong phiên IPO là 10.500 đồng/cp. Như vậy, Xuân Cầu sẽ phải chi ra tối thiểu 530 tỷ đồng để trở thành cổ đông chiến lược của FICO.

Hà Phương

Theo Trí thức trẻ/VietinbankSc

Đọc tiếp »

Niềm tin của NĐT trên sàn chứng khoán không đến từ những lời thanh minh

Dù tốt dù xấu, thông tin minh bạch giúp nhà đầu tư ra quyết định hợp lý và yên tâm hơn cả. Những điều này, rất tiếc, hiện chưa có quy định nào có thể quản lý chặt chẽ được. Tất cả trông chờ vào sự tự giác của mỗi doanh nghiệp.

Khác với sàn OTC (sàn chứng khoán phi tập trung), nơi các cổ phiếu được trao tay chỉ nhờ niềm tin, “hàng hóa” trên sàn chứng khoán tập trung (HoSE, HNX, UpCOM) được cho là đáng tin hơn khi có các cơ quan chức năng đứng giữa, kiểm soát phần nào chất lượng.

Tuy nhiên, gần đây hàng loạt sự kiện xảy ra khiến niềm tin của nhà đầu tư ngày càng trở nên mong manh. Một trong số đó là trường hợp của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã: TTF) khiến nhà đầu tư thua đau khi liên tục có những thông tin về việc gian lận số liệu tài chính và con số lỗ khổng lồ.

Về phía các sở giao dịch và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, khi phát hiện những dấu hiệu bất ổn, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, những quyết định hạn chế giao dịch (cảnh báo, kiểm soát, cấm giao dịch ký quỹ, hủy niêm yết bắt buộc…) sẽ được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Tuy nhiên, rõ ràng các cơ quan không thể thay nhà đầu tư để đưa ra quyết định mua hay bán một cổ phiếu.

“Việc của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh – không phải cứu giá cổ phiếu”

Đó là câu trả lời của ông Phan Tấn Đạt – Tổng giám đốc của CTCP Đầu tư Căn nhà mơ ước về ý định “cứu giá” cổ phiếu DRH. DRH nằm trong “bộ ba” bao gồm TTF, DRH và KSB (CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương) được thị trường cho rằng gắn liền với scandal xoay quanh cổ phiếu TTF. Trên thực tế, sau khi thông tin bất lợi về TTF được đưa ra ngày 19/7/2016, TTF đã liên tục lao dốc, kéo theo con sóng “đổ đèo” của DRH và KSB – 2 công ty ít nhiều có những mối liên hệ về chủ sở hữu với TTF.

Việc rớt giá cổ phiếu DRH trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến lợi ích của cổ đông – những ông chủ thực sự của công ty. Chia sẻ với những thiệt hại này, ông Đạt cho biết sẽ cố gắng bù đắp bằng cách phát triển nhanh và mạnh, tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty, đem lại nhiều hơn nữa giá trị cho cổ đông…

Dù tốt dù xấu, thông tin minh bạch vẫn là điều NĐT cần

Còn nhớ sau sự cố tại Tập đoàn Đại Dương (OGC) và CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC), với 2 công ty này, họ chỉ đưa thông tin khi… không còn giấu được nữa. Nhà đầu tư vì vậy rất khó khăn để có thể xoay xở, và ảnh hưởng tiêu cực lan rộng hơn rất nhiều.

Hơn tất cả, nhà đầu tư cần sự minh bạch thông tin. Dù tốt dù xấu, thông tin minh bạch giúp nhà đầu tư ra quyết định hợp lý và yên tâm hơn cả. Những điều này, rất tiếc, hiện chưa có quy định nào có thể quản lý chặt chẽ được. Tất cả trông chờ vào sự tự giác của mỗi doanh nghiệp.

Quay lại với trường hợp của DRH, điểm mấu chốt khiến DRH được cho rằng có quan hệ chặt chẽ với TTF là việc bà Võ Diệp Cẩm Vân – con gái ông Võ Trường Thành (từng là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Gỗ Trường Thành) – là thành viên HĐQT DRH. Đồng thời, DRH cũng lên kế hoạch thâu tóm Khoáng sản Bình Dương (KSB) – nơi ông Võ Trường Thành có thời gian ngắn làm Chủ tịch HĐQT.

Ông Phan Tấn Đạt cho biết, bà Võ Diệp Cẩm Vân đầu tư vào DRH từ thời điểm năm 2014 và được bầu vào thành viên HĐQT trước cả khi ông Đạt tiếp quản công ty. Bà Vân mặc dù là con gái ông Thành, nhưng không tham gia bất kỳ vai trò nào tại TTF. Hơn thế nữa, bà Vân cũng vừa bán toàn bộ CP sở hữu tại DRH và hiện không còn là cổ đông công ty.

Dù sau đó, ông Võ Trường Thành đã bán hết cổ phần tại KSB, bà Võ Diệp Cẩm Vân cũng đã từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của DRH nhưng trước hiệu ứng tâm lý và margin trên thị trường, các cổ phiếu này cũng phải mất một thời gian dài mới phục hồi trở lại.

Niềm tin không đến từ những lời thanh minh

Không phải mọi tuyên bố từ phía doanh nghiệp đều đáng tin. Bên cạnh những phản hồi rõ ràng về những băn khoăn của nhà đầu tư, thì hoạt động thực sự của doanh nghiệp mới là điểm tựa để “cứu giá” cổ phiếu.

Điều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư giá trị cần biết lúc này là triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp, chứ không phải những đồn đoán ngoài thị trường. Tỉnh táo trong đầu tư vẫn không bao giờ thừa, khi mà thị trường thường xuyên bị nhiễu loạn bởi các thông tin không chính thức.

Đan Ly

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

LGC, ITA, NLG, LCG, HAH, DMC, GIL, ACL, KHA, AMC: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.

CTCP Đầu tư Cầu đường CII (LGC): CTCP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) đăng ký bán 29.373.612 cp trong tổng số 123.872.953 cp (tỷ lệ 64,23%) đang nắm giữ để thực hiện quyền hoán đổi trái phiếu do CII phát hành cho MPTC (Metro Pacific Tollways Corporation). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 15/9 đến 14/10/2016.

CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA): CTCP Đại học Tân Tạo đã mua 5,5 triệu cp trong tổng số 10 triệu cp đăng ký mua trước đó, nâng lượng sở hữu từ 59.109.199 cp (tỷ lệ 6,97%) lên 64.609.199 cp (tỷ lệ 7,44%). Giao dịch thực hiện từ 12/8 đến 25/8/2016.

CTCP Đầu tư Nam Long (NLG): Tổ chức ASPL V6 Limited đăng ký bán 1,7 triệu cp trong tổng số 5.608.773 cp (tỷ lệ 3,95%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 9/9đến 8/10/2016.

CTCP Licogi 16 (LCG): Tổ chức Lucerne Enterprise Ltd đã mua 554.680 cp, nâng lượng sở hữu từ 14.757.170 cp (tỷ lệ 19,35%) lên 15.311.850 cp (tỷ lệ 20,08%). Giao dịch thực hiện ngày 5/9/2016.

CTCP Xuất nhập khẩu Y tế (DMC): Tổ chức CFR International SPA đăng ký mua 2 triệu cp. Trước giao dịch tổ chức này sở hữu 15.953.797 cp (tỷ lệ 45,94%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/9 đến 30/9/2016.

CTCP Vận tải Xếp dỡ Hải An (HAH): CTCP Transimex (TMS) đăng ký bán 874.190 cp trong tổng số 5.370.440 cp (tỷ lệ 23,41%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/9 đến 30/9/2016.

CTCP SXKD XNK Bình Thạnh (GIL): CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã bán 335.390 cp, giảm lượng sở hữu từ 2.071.008 cp (tỷ lệ 14,91%) xuống 1.735.616 cp (tỷ lệ 12,49%). Giao dịch thực hiện ngày 26/8/2016.

CTCP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL): Bà Trần Thị Vân Loan, Chủ tịch HĐQT, đã mua 1.696.651 cp trong tổng số 2 triệu cp đăng ký mua, nâng lượng sở hữu từ 7.578.439 cp (tỷ lệ 33,24%) lên 9.275.090 cp (tỷ lệ 40,68%). Giao dịch thực hiện từ 4/8 đến 2/9/2016.

CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (KHA): Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nam Thiên Hà đăng ký bán 300.000 cp trong tổng số 348.430 cp (tỷ lệ 2,73%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/9 đến 6/10/2016.

CTCP Khoáng sản Á Châu (AMC): Bà Nguyễn Thị Liên, mẹ ủy viên HĐQT, đăng ký bán toàn bộ 114.400 cp (tỷ lệ 4,01%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/9 đến 4/10/2016.

Xuân Khang

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

VietinbankSC trở thành cổ đông lớn của Yến Sào Khánh Hòa

Chứng khoán Ngân Hàng Công Thương đã mua 1,5 triệu cổ phần của Yến Sào Khánh Hòa trong đợt IPO bán 5 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương-VietinbankSC (CTS) vừa công bố thông tin về thay đổi sở hữu cổ đông lớn.

Theo đó, ngày 31/8 vừa qua, Chứng khoán Ngân hàng Công Thương đã hoàn tất việc mua vào 1,5 triệu cổ phần của CTCP Nước giải khát Yến Sào Khánh Hòa (trước đây là Công ty TNHH MTV Nước giải khát cao cấp Yến Sào Diên Khánh). Số cổ phần trên tương ứng 6,52% vốn điều lệ công ty.

Đây là số cổ phần CTS mua vào trong đợt Yến Sào Khánh Hòa (YSKH) tổ chức IPO bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Lúc đó 5 triệu cổ phần Yến Sào Diên Khánh được mang ra đấu giá với giá khởi điểm 23.000 đồng. Giá đấu thành công bình quân 23.665 đồng, thu về trên 118 tỷ đồng, trong đó có nhà đầu tư đã đặt giá đến 40.000 đồng/cổ phần.

Sau cổ phần hóa, Yến sào Diên Khánh có vốn điều lệ dự kiến là 230 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% (do công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa nắm), cán bộ nhân viên sở hữu 6,75%; công đoàn 0,03%; NĐT chiến lược 20,48% và đấu giá công khai 21,74% (tương đương 5 triệu cổ phần). CTCP Du lịch thương mại Nha Trang được chọn là Nhà đầu tư chiến lược của Yến Sào Diên Khánh.

Việt An

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 7/9

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Lịch sự kiện

PJT: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2015 bằng tiền mặt (2%)

Tin doanh nghiệp

CII - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - Công bố báo cáo cập nhật tình hình hoạt động tháng 8/2016 với tổng doanh thu thu phí gần 522,8 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

FMC - CTCP Thực phẩm Sao Ta - Đã thống nhất thay đổi cách tính năm tài chính. Năm tài chính của doanh nghiệp sẽ bắt đầu vào ngày 01/10 năm nay và kết thúc ngày 30/09 năm sau. Theo đó, HĐQT Công ty đã thống nhất điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 tương ứng cho việc thay đổi năm tài chính 2016 còn 9 tháng từ 01/01/2016 đến 30/09/2016 với doanh thu tiêu thụ 9 tháng dự kiến đạt 2,230 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tối thiểu 75 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức 9 tháng dự kiến tối thiểu 15%.

PVX - Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam – Sau soát xét, LNST 6 tháng đầu năm 2016 đạt hơn 148,4 tỷ đồng, tức tăng 116 tỷ đồng so với BCTC tự lập. Nguyên nhân là do PVX đã tích cực làm việc với một số đơn vị và thu hồi được một số khoản công nợ khó đòi đã trích lập dự phòng trước đây.

SBT - CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh - Ngày 20/9 sẽ chốt danh sách cổ đông đển phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) và trả cổ tức. Theo đó, SBT sẽ trả cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 24%, và trả cổ tức theo tỷ lệ 6% bằng cổ phiếu, tương đương SBT sẽ phát hành hơn 54,4 triệu cổ phiếu trong đợt này.

OGC - CTCP tập đoàn Đại Dương - SGDCK Tp. HCM tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu. Nguyên nhân do, trong Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2016 của OGC ghi nhận lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ là âm 472,35 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/06/2016 là âm 2.229,01 tỷ đồng và vẫn còn vấn đề ngoại trừ và nhấn mạnh.

BSI - CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV - Ngày 21/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức, ngày đăng ký cuối cùng là 22/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 4,3%, tương đương BSI sẽ phát hành hơn 3,7 triệu cổ phiếu trong đợt này.

SHI - CTCP Quốc tế Sơn Hà - Dự kiến phát hành 110 trái phiếu doanh nghiệp, loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo, với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn 05 năm, lãi suất năm đầu cố định 9,8%/năm.

LAF - CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An – HĐQT thống nhất chuyển nhượng 1 phần lô L1 (bao gồm các tài sản gắn liền với thửa đất) với diện tích dự kiến khoảng 16.000 m2, tại cụm Công nghiệp Lợi Bình Nhơn.

SFC - CTCP Nhiên liệu Sài Gòn - Dự kiến vào ngày 20/9 sẽ chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền cho năm 2015 và tạm ứng cổ tức năm 2016. Theo đó, cổ tức năm 2015 được trả theo tỷ lệ 15%, tạm ứng cho năm 2016 là 10%.

DHM - CTCP Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu – HĐQT thống nhất phát hành hơn 1,64 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2015, tương đương tỷ lệ thực hiện quyền 100 : 7. Thời gian thực hiện trong năm 2016 sau khi được UBCKNN chấp thuận.

MAS - CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng - Dự kiến phát hành hơn 1,26 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 42%, với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian thực hiện dự kiến vào quý IV/2016. Ngoài ra, MAS cũng thống nhất chủ trương việc chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 theo tỷ lệ 40%, thanh toán dự kiến từ 10/10/2016.

GLT - CTCP Kỹ thuật Điện Toàn Cầu – HĐQT dự kiến mua 800.000 cổ phiếu quỹ từ ngày 03/10 đến 03/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, với nguyên tắc xác định giá mua là theo giá thị trường, tuy nhiên tối đa là 28.000 đồng/cổ phiếu.

IJC - CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật – HĐQT đã thông qua việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản việc điều chỉnh phương án giảm vốn điều lệ và chi trả cổ tức năm 2015. Ngày 28/09 là ngày giao dịch không hưởng quyền cho ý kiến bằng văn bản, thời gian tổ chức lấy ý kiến là từ 29/09 đến 17/10.

HID - CTCP Đầu tư và Tư vấn Hà Long - Thông báo phát hành 1.607.005 cp để trả cổ tức năm 2015, tỷ lệ phát hành 5,357%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/09/2016, nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015.

CTS - CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Đã mua 1,5 triệu cp của CTCP Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa, tương đương tỷ lệ 6.52% vốn. Đây là lượng cp mua trong đợt chào bán lần đầu ra công chúng của Công ty TNHH MTV Nước giải khát cao cấp Yến sào Diên Khánh nay là CTCP Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

GIL - CTCP Sản xuất Kinh doanh - XNK Bình Thạnh - CTCP Chứng khoán Sài gòn (mã CK: SSI) đã bán xong 335.390 cổ phiếu GIL, tương đương 2,42%. Sau giao dịch này, tỷ lệ sở hữu giảm từ 14,91% xuống còn 12,49% từ ngày 26/8/2016.

LCG - CTCP Licogi 16 - Ngày 05/09, Lucerne Enterprise Ltd đã mua qua sàn 554.680 cp, nâng tỷ lệ sở hữu từ 19,35% lên 20,08% tương đương hơn 15,3 triệu cp.

ITA - CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo - CTCP Đại học Tân Tạo, cổ đông lớn đã mua được 5,5 triệu cổ phiếu trong tổng số 10 triệu cổ phiếu ITA đăng ký mua. Sau giao dịch, Đại học Tân Tạo đã nâng sở hữu tại ITA từ 59,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,97% lên 64,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,44%.

DMC - CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco - CFR International SPA, cổ đông lớn đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu DMC từ ngày 08/9 đến 30/9 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Dự kiến giao dịch thành công, tổ chức này sẽ nâng sở hữu tại DMC lên gần 18 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 51,7%.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

EFI - CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục - CTCP ĐT & PT Giáo dục Đà Nẵng (mã CK: DAD) đăng ký mua 934.500 cp tương đương tỷ lệ 6.96% vốn. Thời gian giao dịch từ ngày 07/09 đến 30/09/2016. Phương thức giao dịch: Ngoài hệ thống.

NLG - CTCP Đầu tư Nam Long - ASPL V6 Ltd, cổ đông đăng ký bán 1,7 triệu cổ phiếu NLG từ ngày 09/9 đến 08/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, tổ chức này sẽ giảm sở hữu tại NLG xuống còn 3,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,75%.

HAH - CTCP Vận tải và xếp dỡ Hải An - CTCP Transimex, cổ đông lớn đăng ký bán hơn 870.000 cổ phiếu HAH từ ngày 08/9 đến 30/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, Transimex sẽ giảm sở hữu tại HAH xuống còn 4,49 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 19,6%.

AMC - CTCP Khoáng sản Á Châu - Bà Nguyễn Thị Liên, mẹ của ông Lê Mạnh Hùng - Ủy viên HĐQT đăng ký bán hết 114.400 cp (4,01%) để cơ cấu lại tài sản. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ 08/09 đến 04/10/2016 với phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

KHA - CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội - Công ty TNHH TM Dịch vụ Nam Thiên Hà, tổ chức có liên quan đến ông Đinh Lê Chiến - Thành viên HĐQT đăng ký bán 300.000 cp KHA nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ 08/09 đến 06/10/2016 với số lượng cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch là 48.430 cp (0,37%).

VNS - CTCP Ánh Dương Việt Nam - Quỹ Đầu tư Việt Nam chỉ bán được 360.080 cp trong tổng số hơn 1,15 triệu cp đăng ký bán từ 01/08 đến 01/09 do điều kiện thị trường không phù hợp. Hiện quỹ đang tiếp tục đăng ký bán hết số lượng cp còn lại với thời gian dự kiến bán là từ 07/09 đến 06/10 nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.

PVR - CTCP Kinh doanh DV Cao cấp Dầu khí Việt Nam - Ông Bùi Văn Phú - Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 200.000 cp PVR từ ngày 07/09 đến 05/10/2016 với phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Trần Dũng

Theo InfoNet/HNX&HSX

Đọc tiếp »

CTCK nhận định thị trường 7/9: Bắt đầu săn lùng thông tin KQKD quý 3

Chẳng hạn như trường hợp cổ phiếu HPG phiên 6/9, khi có thông báo về sản lượng tiêu thụ thép vẫn tích cực, dù là tháng thấp điểm nhất trong năm, giúp cổ phiếu này tăng giá.

CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS

Thị trường có phần cân bằng hơn trong phiên 6/9 khi các cổ phiếu không có quá nhiều biến động mạnh. Điều đáng tiếc là VN-Index đã không thể duy trì đà tăng khi hết phiên, cho dù một phần do tác động từ cổ phiếu lớn VNM. Chính điều này cho thấy, khả năng VN-Index tiếp tục điều chỉnh ở phiên ngày 7/9 là khá cao. Nhưng với việc khối lượng giao dịch thấp đi, rủi ro giảm giá sâu là khó xảy ra, nên kỳ vọng nhịp giảm ngày 7/9 sẽ loanh quanh tại mốc 660 điểm.

Thực tế hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang bắt đầu săn lùng các thông tin liên quan tới khả năng đạt kết quả kinh doanh cao quý III của doanh nghiệp. Chẳng hạn như trường hợp cổ phiếu HPG phiên 6/9, khi có thông báo về sản lượng tiêu thụ thép vẫn tích cực, dù là tháng thấp điểm nhất trong năm, giúp cổ phiếu này tăng giá. Cho dù còn nhiều thời gian nữa mới đến mùa công bố kết quả kinh doanh, nhưng những thông tin như vậy sẽ giúp cổ phiếu duy trì giá và khi thị trường tăng điểm đó là những cổ phiếu bật mạnh. Vì thế, nhà đầu tư cần làm lúc này có lẽ chính là việc tính toán và dự báo được các thông tin như vậy để đón những cổ phiếu tiềm năng.

CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS

Thị trường sẽ tiếp tục phân hóa thời gian tới, trong đó, dòng tiền sẽ vẫn chỉ tập trung tại một số mã nhất định, chủ yếu là các mã vốn hóa lớn và không lan tỏa rộng. VN-Index cần tích lũy thêm thời gian ngắn, trước khi chinh phục lại vùng đỉnh cũ 675-680 điểm.

Trong ngắn hạn, những nhóm cổ phiếu nhận được sự hỗ trợ từ yếu tố vĩ mô và thông tin như SCIC thoái vốn, ETF… sẽ là điểm nhấn để trading trong thời gian tới. Về trung hạn, nhà đầu tư có thể tiếp tục giải ngân thêm tại các nhịp điều chỉnh nhẹ của thị trường đối với các mã trong danh mục đang nắm giữ có triển vọng kinh doanh 6 tháng cuối năm tích cực.

CTCK VCBS

Trạng thái tích lũy tích cực vẫn được duy trì ít nhất trong ngắn hạn tại cả hai chỉ số. Nhìn từ khía cạnh rủi ro, khối ngoại vẫn đang bán ròng mạnh các cổ phiếu bluechips như VCB, MSN, PVD, VNM, … với khối lượng vượt khá nhiều so với quy mô của đợt tái cấu trúc của 2 qũy ETF và tạo nên rủi ro tiềm ẩn về việc dòng vốn ngoại rút ròng khỏi thị trường. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, thanh khoản dồi dào từ hệ thống ngân hàng vẫn đang là bệ đỡ tốt giúp thị trường hấp thụ lượng cung hàng lớn và tránh khỏi cú sốc từ đà bán ròng của khối ngoại.

Chúng tôi cho rằng với việc các thông tin chưa có yếu tố đột biến trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn có thể tìm kiếm cơ hội tại các cổ phiếu đầu ngành, triển vọng kinh doanh sáng với chiến lược giao dịch ngắn hạn mua thấp bán cao.

CTCK BSC

Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ổn định trong phiên hôm nay, hầu hết các ngành có sự hồi phục, sự suy giảm xảy ra ở nhóm ngành Thép, Thủy sản, xây dựng và công nghệ. Sự tích cực của chỉ số thị trường trong phiên không thể giữ chỉ số ở lại trên mốc tham chiếu, trước sự điều chỉnh vào cuối phiên của nhóm trụ VNM(-4), BID(-0.3), BVH (-5). Khối ngoại vẫn bán ròng trong phiên hôm nay ở cả 2 thị trường. Vận động dòng tiền đang có xu hướng tập trung vào nhóm cổ phiếu Midcap, hơn là các mã vốn hóa lớn hay các cổ phiếu vốn hóa nhỏ.

Giao dịch trong phiên chưa đem lại sự hứng khởi trở lại trong phiên hôm nay, trong ngắn hạn khả năng cao thị trường có thể sẽ phải kiểm tra lại các mức hỗ trợ thấp hơn ở những phiên tiếp theo, trước áp lực cung của thị trường, đà bán ra của khối ngoại. Khuyến nghị nhà đầu tư duy trì chiến lược mua lại ở vùng giá chiết khấu các cổ phiếu và co gọn danh mục hiện tại chuẩn bị cho những nhịp điều chỉnh có thể xảy ra.

Nhật Sự

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 7 doanh nghiệp

VCB, PVI, SMC, D2D, HMH, PSP, CT3 vừa công bố ngày chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB): Ngày 12/9 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2015 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thực hiện 30/9/2016. Đồng thời Vietcombank cũng chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35% và lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thành lập ngân hàng con 100% vốn của VCB tại Lào.

CTCP PVI (PVI): Ngày 20/9 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2015 bằng tiền tỷ lệ 20% (01 cổ phiếu nhận 2.000 đồng). Thời gian thực hiện 30/9/2016.

CTCP Hải Minh (HMH): Ngày 12/9 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền tỷ lệ 7% (01 cổ phiếu nhận 700 đồng). Thời gian thực hiện 25/10/2016.

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC): Ngày 15/9 – ngày ĐKCC nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu nhận 500 đồng). Thời gian thực hiện 28/9/2016.

CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2 (D2D): Ngày 20/9 – ngày ĐKCC nhận tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm 2016 tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến 30/9/2016. Đồng thời D2D cũng chốt danh sách cổ đông xin ý kiến bằng văn bản về việc xin chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm Hành Chính Văn Hóa Thương mại TP Biên Hòa

CTCP Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ (PSP - UpCOM): Ngày 13/9 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2015 bằng tiền tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu nhận 500 đồng). Thời gian thực hiện 10/10/2016.

CTCP Đầu tư và Xây dựng Công trình 3 (CT3 - UpCOM): Ngày 20/9 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2015 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thực hiện 4/10/2016.

Thạch Lâm

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thêm 5 cổ phiếu bị giữ nguyên diện cảnh báo, kiểm soát

Cổ phiếu OGC, ITC, PTL, MCG bị giữ nguyên diện cảnh báo trong khi cổ phiếu VOS bị giữ nguyên diện kiểm soát.

Cổ phiếu tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo

Cổ phiếu OGC của CTCP tập đoàn Đại Dương: LNST của công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016 là -472,35 tỷ đồng và LNST chưa phân phối tính đến 30/6/2016 là -2.229 tỷ đồng. Như vậy OGC vẫ chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến cổ phiếu bị cảnh báo và Sở GDCK quyết định tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu OGC. Trước đó, cổ phiếu OGC bị đưa vào diện bị cảnh báo từ 23/7/2015 do LNST của cổ đông công ty mẹ và LNST chưa phân phối trên BCTC hợp nhất năm 2014 là số âm.

Cổ phiếu ITC của CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà: LNST của công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016 là 0,13 tỷ đồng, và LNST chưa phân phối tính đến 30/6/2016 là 0,13 tỷ đồng. Đồng thời công ty đã sử dụng số tiền 225,43 tỷ đồng từ thặng dư vốn cổ phần để xử lý lỗ trên LNST chưa phân phối. Do vậy, thực tế LNST chưa phân phối của công ty vẫn là số âm. Sở GDCK quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu ITC.

Cổ phiếu PTL của CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí: LNST của công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016 là -26,13 tỷ đồng, LNST chưa phân phối tính đến 30/6/2016 là -169,75 tỷ đồng. Như vậy công ty chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn tới cổ phiếu bị cảnh báo, do vậy Sở GDCK vẫn giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu PTL. Trước đó, cổ phiếu PTL đã được chuyển từ diện bị kiểm soát sang diện bị cảnh báo từ 15/4/2016.

Cổ phiếu MCG của CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam: LNST của công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016 là 6,63 tỷ đồng, LNST chưa phân phối tính đến 30/6/2016 là 32,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên BCTC hợp nhất năm 2014 công ty đã dùng số tiền 136,34 tỷ đồng để xử lý số lỗ trên LNST chưa phân phối, do vậy, thực tế tại thời điểm 30/6/2016 LNST chưa phân phối của công ty vẫn là số âm. Sở GDCK quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu MCG.

Cổ phiếu bị giữ nguyên diện kiểm soát

Cổ phiếu VOS của CTCP Vận tải biển Việt Nam: LNST của công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016 là -128,36 tỷ đồng và LNST chưa phân phối tính đến 30/6/2016 là 571,82 tỷ đồng. Như vậy VOS chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến cổ phiếu bị kiểm soát nên Sở GDCK quyết định tiếp tục giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu VOS. Trước đó, cổ phiếu VOS bị đưa vào diện bị kiểm soát từ 7/4/2016 do LNST chưa phân phối năm 2014, LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2015 đều là số âm.

Thái Phương

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

VDSC: Việc tìm cổ phiếu rẻ trong tháng 9 đã không còn dễ dàng

Theo VDSC, trong điều kiện thanh khoản không còn quá dồi dào, nhà đầu tư nên tập trung vào lựa chọn cổ phiếu hơn là chạy theo dòng tiền.

CTCK Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo chiến lược tháng 9/2016 với nhận định rằng việc tìm kiếm cổ phiếu rẻ đã không còn dễ dàng. Tuy vậy, cũng không có lý do nào đủ mạnh để khiến dòng tiền tháo chạy khỏi thị trường trong tháng này.

Nhận xét về thị trường chứng khoán trong tháng 8, nếu chỉ nhìn vào điểm số của các chỉ số thì các chuyên gia đánh giá thị trường đã có một Tháng Tám tích cực với mức tăng 3% với VNIndex và 1% với HNIndex. Tuy nhiên, thanh khoản bình quân sụt giảm (19% về số lượng và 14% về giá trị so với tháng trước) và cách thức nhóm cổ phiếu lớn thay nhau làm trụ đỡ cho thấy sự thiếu bền vững của đà tăng này.

Ngoài ra, khối ngoại bán ròng 1.587 tỷ đồng trên cả hai sàn là một động thái đáng chú ý. Phần đông nhà đầu tư ở trong trạng thái hoang mang khi các phiên tăng xen kẽ đều đặn với các phiên giảm trong Tháng Tám.

Về tổng thể, VDSC đánh giá thị trường sẽ đón nhận nhiều thông tin kém tích cực hơn là thông tin hỗ trợ. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống cuối tháng 6-2016 là 2,58%, mặc dù giảm 0,2% so với tháng 5 nhưng vẫn cao hơn mức 2,55% vào cuối năm 2015. Về giá trị, nợ xấu đã tăng 11.254 tỉ đồng trong sáu tháng đầu năm, tăng là 9,5% so với cuối năm trước. Thông tin nợ xấu tăng trở lại đã nhấn chìm các cổ phiếu ngân hàng như VCB, CTG, BID... trong tuần cuối tháng Tám. Ngay cả với chất lượng tài sản được đánh giá tốt VCB hiện cũng đã hết room và đang ở mức định giá cao so với mặt bằng chung trong khu vực.

“Chúng tôi cho rằng lo ngại về nợ xấu có thể tiếp tục ảnh hưởng đến cổ phiếu nhóm ngân hàng trong tháng này.” – VDSC đánh giá.

Mặt khác, quỹ ETF của FTSE vừa công bố sẽ đồng loạt bán ra nhiều cổ phiếu chủ chốt như VCB, HPG, KBC, HAG … trong khi chỉ mua thêm VNM và HSG trong kỳ review quý 3. Từ khi VNM chính thức nới room lên 100%, cổ phiếu này đã tăng khá nhiều và đang ở mức đỉnh lịch sử. Việc VNM được các ETF tăng tỷ trọng, do đó, cũng không quá bất ngờ và khó ảnh hưởng đến diễn biến chung của chỉ số trong tháng Chín. Ngoài VCB và VNM, các cổ phiếu lớn khác như VIC và MSN cũng khó tác động tích cực đến VNIndex. Riêng với VIC, kết quả lợi nhuận quý 2 kém tích cực sau khi loại trừ các khoản đột biến cộng với về khả năng ghi nhận lỗ trong quý 3 từ thương vụ mua lại TTF sẽ tiếp tục là những quan ngại lớn đối với cổ phiếu này.

Nhìn chung, VDSC cho rằng áp lực tìm lợi nhuận cho dòng vốn “rẻ” trong khi lo ngại về định giá tương đối cao của thị trường khiến khả năng có sự bứt phá về mặt tâm lý trong tháng Chín là khá thấp. P/E trailing của VNIndex hiện đã ở mức cao nhất trong năm năm trở lại đây (16x) và việc tìm kiếm cổ phiếu rẻ đã không còn dễ dàng.

“Tuy vậy, chúng tôi cũng không tìm thấy lý do nào đủ mạnh để khiến dòng tiền tháo chạy khỏi thị trường trong tháng này. Thay vào đó, giao dịch có thể vẫn giữ nhịp độ thấp như cuối tháng Tám và chỉ sôi động hơn trong hai tuần cuối khi các quỹ ETF đã hoàn tất việc tái cơ cấu.” – các chuyên gia nhận định.

Theo đó, thị trường sẽ vẫn chưa thoát khỏi xu thế đi ngang trong tháng này và việc lựa chọn đúng cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư có được tỷ suất lợi nhuận tốt hơn thị trường chung.

VDSC dự báo vùng điểm trong tháng Chín đối với VNIndex là 650 – 678 và HNIndex là 84 – 82.

Với những đánh giá như trên, VDSC khuyến nghị, trong điều kiện thanh khoản không còn quá dồi dào, nhà đầu tư nên tập trung vào lựa chọn cổ phiếu hơn là chạy theo dòng tiền. Trong đó, nhà đầu tư nên ưu tiên chọn những cổ phiếu có (1) triển vọng ngành khả quan, (2) định giá P/E, P/B thấp so với mặt bằng chung, (3) KQKD 6 tháng đầu năm từ hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tốt. Đồng thời, trong điều kiện lãi suất thấp, nhà đầu tư dài hạn cũng có thể cân nhắc những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức tiền mặt cao (trên 6%) và lịch sử chi trả cổ tức tốt. Hiện tại chúng tôi vẫn duy trì đánh giá tích cực với các ngành như VLXD (sắt, thép, nhựa, xi măng, vv), xây dựng, bán lẻ, săm lốp, BĐS khu công nghiệp. Ngoài ra, những cập nhật về tiến độ thoái vốn của SCIC cũng có thể tác động tích cực đến một số các cổ phiếu như FPT, NTP, BMP, BMI… trong ngắn hạn.”

Mai Linh

Theo Trí thức trẻ/VDSC

Đọc tiếp »

Thị giá 144.00 đồng, Masco chào bán 1,26 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng cho cổ đông hiện hữu

Ngoài ra, Masco cũng thông qua chủ trương chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền tỷ lệ 40%.

Ngày 5/9, CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (Masco - mã chứng khoán MAS) đã họp thông qua phương án tăng vốn điều lệ và tạm ứng cổ tức năm 2016.

Theo đó, MAS dự kiến phát hành hơn 1,26 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phần, thời gian thực hiện trong quý 4/2016. Hiện tại trên thị trường, cổ phiếu MAS đang giao dịch quanh mức giá 144.000 đồng/cổ phiếu.

Số tiền thu về từ đợt chào bán dùng để bổ sung vốn triển khai các dự án đầu tư của công ty trong năm 2016. Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ Masco sẽ tăng lên 42,7 tỷ đồng.

Masco sẽ triệu tập ĐHCĐ bất thường để thông qua phương án tăng vốn này.

Ngoài ra, HĐQT công ty cũng thống nhất chủ trương chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 tỷ lệ 40% (01 cổ phiếu nhận 4.000 đồng). Thời gian chi trả dự kiến vào 10/10/2016. HĐQT công ty sẽ lựa chọn ngày chốt danh sách cổ đông phù hợp để thực hiện tăng vốn điều lệ và chi trả cổ tức đợt 1/2016.

Riêng quý 2/2016, Masco lãi sau thuế 14 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, công ty ghi nhận khoản lãi sau thuế gần 26,9 tỷ đồng, hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận năm.

Mai Nguyễn

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Cổ phiếu tăng hơn 100%, HPG và HSG vẫn rẻ?

Nếu so với P/E của các cổ phiếu thép khác (đều trên 10), và nếu so với P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam là 16 (theo dữ liệu của Bloomberg) thì chỉ số P/E chỉ 7.x của HPG và HSG thấp hơn hẳn.

Trong cơn sóng tăng mạnh mẽ của ngành thép, 2 cổ phiếu đầu ngành là HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát, HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen và cổ phiếu NKG của CTCP Thép Nam Kim đều đã tăng trên 100% từ đầu năm đến nay. Tuy tăng mạnh như vậy nhưng với mức giá đóng cửa ngày 6/9, chỉ số giá/lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (P/E) của các cổ phiếu này chỉ hơn 7.x. Nếu so với P/E của các cổ phiếu thép khác (đều trên 10), và nếu so với P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam là 16 (theo dữ liệu của Bloomberg) thì chỉ số P/E của các cổ phiếu trên thấp hơn hẳn.

Cổ phiếu vẫn rẻ?

Theo cái nhìn thông thường về P/E, với những doanh nghiệp được đánh giá là có yếu tố cơ bản tốt như Hòa Phát, Hoa Sen thì P/E thấp hơn so với ngành và thị trường chung đồng nghĩa với việc cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực. Trong một báo cáo gần đây, CTCK HSC cũng đánh giá rằng “Giá cổ phiếu doanh nghiệp tôn mạ chưa đắt”.

Tuy nhiên, về mức P/E “thấp” của các doanh nghiệp này, phải thấy rằng nó bắt nguồn từ 3 yếu tố.

Một là lợi nhuận đột biến trong 6 tháng đầu năm 2016 dẫn đến lợi nhuận lũy kế 4 quý gần nhất của doanh nghiệp tăng vọt. Hòa Phát đã báo lãi 2.000 tỷ đồng trong quý 2 – mức lãi cao nhất trong lịch sử và nâng lợi nhuận lũy kế 4 quý lên hơn 4.650 tỷ đồng trong khi cả năm 2015, Hòa Phát chỉ lãi 3.500 tỷ đồng. Tương tự như vậy, trong quý 2 và quý 3 của niên kim tài chính 2015 - 2016, Hoa Sen đều báo lãi hơn 400 tỷ đồng – cũng là những mức lãi lịch sử vì các quý trước, HSG chỉ lãi khoảng 100 – 250 tỷ đồng.

Con số lợi nhuận tăng trưởng mạnh như vậy là nhờ những yếu tố không thường xuyên, một trong số đó là việc các doanh nghiệp tích trữ được tồn kho nguyên liệu giá thấp từ đầu năm trước khi giá tăng trở lại. Cùng với thuận lợi đó là thị trường bất động sản, xây dựng nóng lên đã thúc đẩy sản lượng tiêu thụ tăng.

Và nói đến doanh nghiệp thép, càng không thể không kể đến quyết định áp thuế tự vệ chống bán phá giá tạm thời mà Bộ công thương đã ban hành để “cứu” các doanh nghiệp nội trước sự lấn sân ồ ạt của thép và tôn nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc.

Thứ hai, Hoa Sen và Hòa Phát đều đã chia cổ tức trong 8 tháng đầu năm. Cụ thể, Hòa Phát đã chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% và cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 15% vào ngày 25/08. Còn Hoa Sen trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 25% và trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%. Mức giá hiện tại là mức giá đã được điều chỉnh.

Thứ ba, P/E thị trường chứng khoán Việt Nam ở con số 16.x có sự đóng góp lớn của VNM. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/9, VNM có giá 150.000 đồng, tương ứng P/E hơn 24. Với vốn hóa gần 220.000 tỷ đồng – cao nhất thị trường, VNM đã đẩy P/E của sàn giao dịch HOSE lên.

Không có cổ phiếu đắt hay rẻ, chỉ có cổ phiếu tăng hay giảm

Quyết định áp thuế tự vệ cho các sản phẩm tôn mạ mà Bộ Công thương công bố vào ngày 1/9 đã được thị trường chờ đợi từ lâu. Đây chính là nhân tố đẩy giá cổ phiếu HSG và NKG tăng mạnh trong tháng 8.

Tuy nhiên, theo đánh giá của CTCK HSC, thông tin trên đã phản ánh hết vào giá cổ phiếu NKG và HSG. Có thể thấy thị trường đã phản ánh điều này khi từ ngày 6/9, các cổ phiếu ngành thép đã điều chỉnh giảm, và việc giảm giá tiếp tục diễn ra trong phiên 7/9.

HSC cho rằng với thuế nhập khẩu đối với sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc tăng, thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước như HSG và NKG sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên hiện giá cổ phiếu HSG và NKG đều đã tăng rất mạnh so với đầu năm. Với P/E hiện tại, vẫn là nhận định như trên, “giá cổ phiếu doanh nghiệp tôn mạ chưa đắt” nhưng những yếu tố thuận lợi không thường xuyên đã được phản ánh, và triển vọng năm sau sẽ không còn được như năm nay.

Còn với HPG của Hòa Phát, động lực tăng giá cũng đến từ các yếu tố thuận lợi không thường xuyên như vậy, nhưng dù chịu áp lực điều chỉnh theo xu hướng chung, cổ phiếu vẫn rất “cứng” trong phiên 6/9 và 7/9. Chuyên gia của CTCK IVS đánh giá, con số sản lượng tiêu thụ thép vẫn tích cực, dù là tháng thấp điểm nhất trong năm đã giúp cổ phiếu này tăng giá.

Một chuyên gia đã nói, thị trường chứng khoán thực chất vẫn hoạt động trên kỳ vọng của các nhà đầu tư vì rất nhiều lý do, đôi khi không chỉ mỗi việc định giá rẻ hay thậm chí là cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng. Giới đầu tư cũng hay nhắc nhở nhau rằng: không có cổ phiếu đắt hay rẻ, chỉ có cổ phiếu tăng hay giảm, dù các chỉ số định giá vẫn luôn là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư nhìn vào khi quyết định đầu tư.

Minh Châu

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Đất Xanh phát hành 350 tỷ đồng trái phiếu

Trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng.

CTCP Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh (mã: DXG) thông báo Nghị quyết HĐQT đã thông qua việc phát hành riêng lẻ 350 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 36 tháng. Trái phiếu phát hành dưới hình thức ghi sổ có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu.

Mục đích phát hành trái phiếu để tài trợ đầu tư các dự án và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối tượng phát hành là các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Lượng cổ phiếu này chưa được Đất Xanh dự tính niêm yết tại bất kỳ sở Giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán nào.

Mai Linh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Dự kiến thêm 67 ngành nghề kinh doanh được nới room 100%

Đây là điều thị trường đã chờ đợi kể từ khi Nghị định 60 được ban hành...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh đang được lấy ý kiến. Bộ đề xuất bỏ tới 67 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư 2014.

Theo đó, dự thảo quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng và môi trường.

Cụ thể, với dự thảo đã loại bỏ 67 ngành nghề kinh doanh. Đây cũng là các ngành sẽ không hạn chế về tỷ lệ room cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tiêu biểu là ngành than, truyền hình theo yêu cầu, bảo dưỡng - bảo hành xe ôtô, sát hạch lái xe, môi giới bất động sản, vận hành cơ sở hạ tầng, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi,...

Trước đó, theo Nghị định số 60 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/9/2015, doanh nghiệp đại chúng không rơi vào các trường hợp đặc biệt thì nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể sở hữu 100% cổ phần nếu không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên, thời gian qua danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa được hoàn tất cho nên việc nới room 100% vẫn phải chờ đợi.

Bản dự thảo trên có thể là kết quả giúp Nghị định 60 thể hiện tác động lên thị trường. Theo đó, 67 ngành nghề bị loại bỏ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được phép nới room ngoại 100%.

Dự thảo cũng quy định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần không hạn chế trong tổ chức kinh tế trừ các trường hợp như: Thứ nhất, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Thứ hai, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Đáng chú ý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bổ sung thêm 14 ngành nghề vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư, kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim, kiểm toán năng lượng, hoạt động dịch vụ tư vấn du học, kinh doanh dịch vụ đăng ký và duy trì tên miền Internet...

Như vậy, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã giảm từ 267 xuống còn 214 ngành nghề, giảm được 53 ngành nghề.

Danh sách 67 ngành nghề kinh doanh có điều kiện dự kiến bãi bỏ:

1. Kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm.

2. Kinh doanh dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

3. Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

4. Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

5. Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

6. Kinh doanh dịch vụ nổ mìn.

7. Kinh doanh than.

8. mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài.

9. Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.

10. Hoạt động liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng với cơ sở dạy nghề của nước ngoài, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

11. Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề.

12. Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề với cơ sở dạy nghề nước ngoài và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

13. Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

14. Kinh doanh dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy.

15. Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ôtô.

16. Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

17. Kinh doanh dịch vụ sát hạch lái xe.

18. Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản.

19. Kinh doanh dịch vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

20. Kinh doanh dịch vụ lập, thẩm tra xây dựng dự án đầu tư xây dựng.

21. Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng dùng chung.

22. Nhập khẩu thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.

23. Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài.

24. Kinh doanh dịch vụ truyền hình theo yêu cầu.

25. Hoạt động của trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh sinh viên.

26. Kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thuỷ sản.

27. Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y (bao gồm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản).

28. Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

29. Kinh doanh, khảo nghiệm phân bón hữu cơ.

30. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

31. Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, trên cạn nguy cấp cần kiểm soát theo Phụ lục của Công ước CITES.

32. Kinh doanh cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước.

33. Kinh doanh củi than từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

34. Kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng.

35. Kinh doanh dịch vụ chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản

36. Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

37. Kinh doanh dịch vụ của đại lý đấu thầu.

38. Kinh doanh dịch vụ tư vấn đánh giá dự án đầu tư.

39. Kinh doanh dịch vụ đào tạo đánh giá dự án đầu tư.

40. Kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô.

41. Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi.

42. Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm.

43. Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

44. Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

45. Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.

46. Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.

47. Kinh doanh dịch vụ đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học (BA/BE) của thuốc.

48. Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng.

49. Hoạt động của cơ sở phân loại trang thiết bị y tế.

50. Kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế.

51. Kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp.

52. Kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

53. Kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.

54. Kinh doanh dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ.

55. Kinh doanh dịch vụ tổ chức lễ hội.

56. Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh.

57. Kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên mạng).

58. Kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai.

59. Kinh doanh dịch vụ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

60. Kinh doanh dịch vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai.

61. Kinh doanh dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất.

62. Kinh doanh dịch vụ thoát nước.

63. Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

64. Kinh doanh dịch vụ thu hồi, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ.

65. Sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

66. Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (cửa kho tiền).

67. Hoạt động in, đúc tiền.

Theo Bạch Dương

VnEconomy

Đọc tiếp »