Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Sau VNX Allshare Index, chuẩn bị có thêm một chỉ số dành cho những cổ phiếu tốt nhất TTCK ra mắt vào tháng 7/2017

Ngày cơ sở áp dụng chỉ số VNX50 là 21/7/2017 và giá trị chỉ số cơ sở cũng là giá đóng cửa của chỉ số VNX Allshare tại ngày 21/7/2017.

Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố quy tắc xây dựng và quản lý bộ chỉ số VNX-Index với một nội dung quan trọng được đề cập là việc xây dựng chỉ số VNX50.

Theo đó, chỉ số VNX50 sẽ gồm 50 cổ phiếu của các công ty niêm yết trên HoSE và HNX, đáp ứng được các điều kiện sàng lọc như tỷ lệ free float, thanh khoản và thuộc top 50 giá trị vốn hóa của VNX Allshare.

Về yếu tố thanh khoản, cổ phiếu thuộc VNX50 phải có tỷ suất quay vòng chứng khoán ≥ 0,02% và phải thuộc tập hợp tích lũy 85% giá trị giao dịch của VNX Allshare. Tỷ lệ free float của các cổ phiếu trong rổ VNX50 phải >5%. Giới hạn tỷ trọng vốn hóa của mỗi cổ phiếu trong rổ chỉ số là 10%.

Chỉ số VNX50 sẽ được xem xét định kỳ thay đổi cổ phiếu thành phần chỉ số vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm. Việc cập nhận thông tin khối lượng lưu hành, free float của cổ phiếu thành phần được thực hiện trong tháng 1, 4 , 7 và 10 hàng năm. Các thay đổi sẽ có hiệu lực từ ngày thứ Hai lần thứ 4 của tháng 1, 4, 7 và 10.

Ngày cơ sở áp dụng chỉ số VNX50 là 21/7/2017 và giá trị chỉ số cơ sở cũng là giá đóng cửa của chỉ số VNX Allshare tại ngày 21/7/2017.

Trước đó, vào tháng 10/2016, chỉ số VNX Allshare Index đã được ra mắt với điểm số cơ sở là 1.000. Sau hơn 7 tháng đi vào hoạt động, VNX Allshare hiện đã lên 1.083,65 điểm, tương ứng mức tăng 8,37%.

Hoàng Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Everland sẽ lên sàn HoSE vào ngày 8/6 với giá khởi điểm 11.800 đồng/cp

Theo đó, 30 triệu cổ phiếu EVG, tương ứng vốn điều lệ 300 tỷ đồng sẽ chính thức lên sàn HoSE vào ngày 8/6/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.800 đồng/cp.

Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo về ngày giao dịch đầu tiên với cổ phiếu EVG của CTCP Đầu tư Everland.

Theo đó, 30 triệu cổ phiếu EVG, tương ứng vốn điều lệ 300 tỷ đồng sẽ chính thức lên sàn HoSE vào ngày 8/6/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.800 đồng/cp. Biên độ dao động giá trong phiên giao dịch này là 20% so với giá tham chiếu.

Theo tìm hiểu, Everland thành lập năm 2009, với chiến lược đầu tư chú trọng vào bất động sản nghỉ dưỡng, sinh thái gắn liền với bảo tồn thiên nhiên. Công ty hiện cũng tham gia phân phối một số sản phẩm bất động sản thuộc các dự án tại Hà Nội, Sài Gòn Đà Nẵng…

Trong lĩnh vực xây dựng, Everland sở hữu hệ thống siêu thị đá ốp lát và sản phẩm nội thất cao cấp mang thương hiệu Luxury Houses, đồng thời làm đại lý phân phối các sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp, các loại gạch ceramics, kính xây dựng, gỗ lát sàn…

Everland còn tham gia vào một số lĩnh vực thương mại và đầu tư khác như khai thác khoáng sản, xuất khẩu đá khối và bột đá, đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn, phát triển hạ tầng giao thông… Công ty hiện được UBND thành phố Hà Nội giao làm chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe cao tầng tại công viên Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Trong năm 2016, Everland đạt 339,1 tỷ đồng doanh thu – tăng 61%; lợi nhuận sau thuế đạt 12,8 tỷ đồng – tăng 39% so với năm trước đó.

Chủ tịch HĐQT Everland – ông Lê Đình Vinh hiện nắm giữ 7,6 triệu cổ phiếu EVG, tương ứng 25,33% vốn điều lệ công ty.

Năm 2015, ông Lê Đình Vinh đã trúng tuyển chức danh hiệu trưởng đại học Luật Hà Nội trong đợt thi tuyển. Tuy vậy, những lùm xùm trong công tác tuyển chọn đã khiến ông Vinh cho đến nay vẫn chưa thể trở thành hiệu trưởng ngôi trường này.

Hoàng Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thuốc khử trùng Việt Nam (VFG) chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 30%

Dự kiến sau phát hành Thuốc khử trùng Việt Nam tăng vốn điều lệ lên gần 240 tỷ đồng.

Theo tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, ngày 6/6 tới đây CTCP Thuốc Khử Trùng Việt Nam (mã chứng khoán VFG) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, Thuốc khử trùng Việt Nam sẽ phát hành 5,48 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông tỷ lệ 10:3 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 3 cổ phiếu mới).

Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần và quỹ đầu tư phát triển trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2016.

Năm 2016, Thuốc khử trùng Việt Nam đạt 2.290 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 146,3 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2016, Thuốc khử trùng Việt Nam còn 26,7 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 231,5 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển. Ngoài ra, các quỹ khác thuộc chủ sở hữu còn gần 27 tỷ đồng.

Trong Quý 1/2017, Thuốc khử trùng Việt Nam đạt doanh thu 503 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 25 tỷ đồng.

Minh Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

SBT, CTI, OPC, LSS, API, SAF, CCM, CKV: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.

CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT): Bà Đặng Huỳnh Ức My, Thành viên HĐQT, đã mua 3 triệu cp, nâng lượng sở hữu từ 3.944.368 cp (tỷ lệ 1,56%) lên 6.944.368 cp (tỷ lệ 2,74%). Giao dịch thực hiện từ 11/5 đến 29/5/2016.

CTCP Cường Thuận Idico (CTI): Quỹ ngoại Victory Holding Investment Limited đã mua 2 triệu cp nâng lượng sở hữu cả nhóm bao gồm Vietnam Investment Property Holdings Limited từ 5.267.590 cp (tỷ lệ 12,25%) lên 7.267.590 cp (tỷ lệ 11,91%). Giao dịch thực hiện ngày 25/5/2017.

CTCP Dược phẩm OPC (OPC): Ông Trịnh Xuân Vương, Chủ tịch HĐQT, đã mua 150.000 cp, nâng lượng sở hữu từ 2.468.919 cp (tỷ lệ 9,75%) lên 2.618.919 cp (tỷ lệ 10,35%). Giao dịch thực hiện từ 9/5 đến 30/5/2017.

CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS): Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 1 triệu cp. Trước giao dịch ông Tam sở hữu 1.836.580 cp (tỷ lệ 2,62%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 1/6 đến 30/6/2017.

CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (API): Tổ chức Asean Deep Value Fund đăng ký mua 300.000 cp. Trước giao dịch Asean Deep sở hữu 5.997.200 cp (tỷ lệ 16,94%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 5/6 đến 30/6/2017.

CTCP Lương thực thực phẩm Safoco (SAF): CTCP Đầu tư Thương mại Hoa Sen Việt Nam đã mua 1.384.700 cp (tỷ lệ 17,49%). Trước giao dịch công ty không sở hữu cổ phiếu SAF nào. Giao dịch thực hiện ngày 22/5/2017.

CTCP Khoáng sản và Xi măng Cần Giờ (CCM): Công ty TNHH Thái Hưng đăng ký mua 1.132.430 cp. Trước giao dịch ông ty Thái Hưng không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 1/6 đến 30/6/2017.

CTCP Cokyvina (CKV): Ông Nguyễn Hữu Hiếu, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 267.800 cp (tỷ lệ 6,5%). Trước giao dịch ông Hiếu không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện ngày 19/5/2017.

Thanh Mai

Theo InfoNet/HSX/HNX

Đọc tiếp »

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 1/6

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Tin doanh nghiệp

SJS - CTCP đầu tư và phát triển đô thị và KCN Sông Đà - Sudico - Đại hội cổ đông thường niên 2017 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu hợp nhất 822 tỷ đồng, lợi nhận sau thuế 142 tỷ đồng. Cổ tức năm 2016 dự kiến bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.

GIL - Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Đã thông qua kế hoạch năm nay với chỉ tiêu doanh thu 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 75 - 85 tỷ đồng, cổ tức 25 - 35%.

SCD - Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương - Đặt kế hoạch doanh thu năm 2017 là 494 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2016; lợi nhuận trước thuế 37 tỷ đồng, tương đương mức thực hiện năm 2016; cổ tức dự kiến tỷ lệ 20%. Trong năm nay, SCD dự kiến sẽ thoái một phần vốn tại Công ty cổ phần Bia Nước giải khát Sài Gòn - Tây Đô.

DCM - CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau - Ngày 15/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 16/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/6/2017.

SCR - CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Ngày 30/5, HĐQT đã thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Phạm Nhật Vinh. Đồng thời, thống nhất đề cử ông Phạm Điền Trung giữ chức Chủ tịch HĐQT thay thế ông Vinh cùng ngày.

CTI - CTCP Đầu tư phát triển Cường Thuận Idico - Victory Holding Investment Ltd, thuộc nhóm Vina Capital, cổ đông lớn đã mua vào 2 triệu cổ phiếu CTI trong ngày 25/5. Qua đó, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại CTI từ 4,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,77% lên 6,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,16%.

FLC - CTCP Tập đoàn FLC – HĐQT đã thông qua việc góp vốn 700 tỷ đồng, chiếm 100% vốn điều lệ thành lập công ty con là Công ty TNHH Hàng không Tre Việt, trụ sở tại tầng 4, tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, Hà Nội. Đồng thời, cử ông Đặng Tất Thắng, Phó tổng giám đốc FLC làm người đại diện quản lý phần vốn góp của FLC tại Công ty Hàng không Tre Việt.

HAX - CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh - Ngày 13/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thường), ngày đăng ký cuối cùng là 14/6. Theo đó, HAX sẽ phát hành hơn 8,53 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 60%.

HDC - CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu - Ngày 15/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 16/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 17/7/2017.

LCG - CTCP Licogi 16 - Ngày 30/5 đã ký kết hợp đồng nguyên tắc thi công 2 gói thầu XL05 và XL07 thuộc hợp phần cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, với tổng giá trị 894,64 tỷ đồng.

CCM - CTCP Khoáng sản và Xi măng Cần Thơ - Công ty TNHH Thái Hưng, tổ chức có liên quan đến bà Nguyễn Thị Út Em, Ủy viên HĐQT đăng ký mua vào hơn 1,13 triệu cổ phiếu CCM từ ngày 01/6 đến 30/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện này, Công ty Thái Hưng chưa nắm giữ cổ phiếu CCM nào.

PMP - CTCP Bao bì đạm Phú Mỹ - Ngày 07/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 08/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 17%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/6/2017.

VFG - CTCP Khử trùng Việt Nam - Sẽ phát hành gần 5,5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 30%. Theo đó, ngày GDKHQ là ngày 15/06/2017.

KBC - CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc - Đã thông qua việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen từ mức hơn 145 tỷ đồng lên tới 1.500 tỷ đồng (hơn gấp 10 lần) trong tháng 5/2017.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

AAA - CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát - Ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch HĐQT đã hoàn tất việc bán ra toàn bộ hơn 9,26 triệu cổ phiếu AAA sở hữu, tỷ lệ 16,26%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 22/5 đến 29/5 theo phương thức thỏa thuận.

Cùng ngày giao dịch, CTCP An Phát Holdings, tổ chức có liên quan đến ông Phạm Hoàng Việt, Thành viên HĐQT của AAA đã mua vào hơn 6,78 triệu cổ phiếu AAA, tỷ lệ 11,91%, qua đó trở thành cổ đông lớn của AAA.

SAF - CTCP Lương thực Thực phẩm Safaco - CTCP Đầu tư Thương mại Hoa Sen Việt Nam, đã mua vào hơn 1,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17,49% trong ngày 22/5, qua đó trở thành cổ đông lớn của SAF. Trước giao dịch, Đầu tư Thương mại Hoa Sen Việt Nam chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu SAF nào.

SBT - CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh - Bà Đặng Huỳnh Ức My, Thành viên HĐQT đã mua vào 3 triệu cổ phiếu SBT từ ngày 11/5 đến 29/5 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, bà My đã nâng sở hữu tại SBT từ hơn 3,94 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,56% lên 6,94 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,74%.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

LSS - CTCP Mía đường Lam Sơn - Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu LSS từ ngày 01/6 đến 30/6 theo phương thức khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Tam sẽ nâng sở hữu tại LSS từ hơn 1,83 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,62% lên 2,83 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,05%.

AAA - CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát - Ông Phạm Hoàng Việt, Thành viên HĐQT của AAA đăng ký bán toàn bộ hơn 6 triệu cổ phiếu AAA, tỷ lệ 10,66% từ ngày 05/6 đến 04/7 theo phương thức thỏa thuận.

FDT - CTCP FIDITOUR - Cá nhân Thái Diệu Hà - Ủy viên HĐQT đăng ký bán toàn bộ 66.120 cp (tỷ lệ 2,16% vốn). Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 02/06 đến 30/06/2017.

CJC - CTCP Cơ điện Miền Trung - Ông Nguyễn Hữu Thắng - Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 355.000 cp trong khoảng thời gian từ 01/06/2017 đến 30/06/2017. Trước đó, từ 26/04 đến 25/05, ông Thắng cũng đăng ký mua 450.000 cp CJC nhưng chỉ mua được 95.000 cp.

Trần Dũng

Theo InfoNet/HNX&HSX

Đọc tiếp »

Nhựa Bình Minh chốt danh sách cổ đông trả 20% cổ tức bằng tiền và phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 80%

Dự kiến sau phát hành Nhựa Bình Minh sẽ tăng vốn điều lệ lên gần 820 tỷ đồng.

Ngày 14/6 tới đây CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền và phát hành cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 80%. Cụ thể:

Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 20%

Cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.000 đồng. Thời gian chi trả vào 30/6/2017. Tương ứng Nhựa Bình Minh sẽ chi trên 90 tỷ đồng trả cổ tức lần này cho cổ đông. Trước đó đầu năm 2017 công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 cho cổ đông cũng bằng tiền với tỷ lệ 20%.

Trên BCTC hợp nhất năm 2016 đã kiểm toán của Nhựa Bình Minh, tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm còn 540 tỷ đồng.

Phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 80%

Nhựa Bình Minh sẽ phát hành khoảng 36,38 triệu cổ phiếu mới thưởng cho cổ đông. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 364 tỷ đồng. Cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận về đến 8 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành lấy từ quỹ đầu tư phát triển tại thời điểm 31/12/2016 trên BCTC năm 2016 đã được kiểm toán của công ty.

Trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2016 của công ty, tính đến cuối năm 2016, tổng quỹ đầu tư phát triển còn trên 1.255 tỷ đồng, và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu gần 45 tỷ đồng.

Như vậy, sau phát hành Nhựa Bình Minh sẽ tăng vốn điều lệ lên gần 820 tỷ đồng.

Nam Hà

Theo Trí thức trẻ/VSD

Đọc tiếp »

CTCK nhận định thị trường 01/06: Nhóm cổ phiếu tăng nóng tác động xấu nhất đến chỉ số chung

Trong giai đoạn này, nhà đầu tư chưa nên mua vào những cổ phiếu đã tăng nóng và đang đi vào điều chỉnh, bởi những nhịp tăng nhẹ chỉ mang tính phục hồi kỹ thuật.

CTCK BSC

Yếu tố thanh khoản có phần suy yếu trong phiên hôm qua trong khi lại đẩy mạnh đối với các giao dịch thỏa thuận. Một mặt, chỉ số VN-index không thể giữ được mức hỗ trợ 740 điểm trong phiên, dòng tiền thị trường tiếp tục suy yếu và phần lớn các nhóm ngành thị trường cũng vẫn đang tiếp diễn quá trình điều chỉnh. Thiếu vắng sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhóm VN30, giao dịch thị trường trở nên cẩn trọng hơn, mặc dù nhóm cổ phiều ngành Thép bất ngờ thu hút dòng tiền thị trường.

Chỉ số thị trường có những lúc tiến khá sát đường trung bình ngắn hạn MA(15), và hồi phục trở lại quanh khu vực tạo GAP 735 điểm, cũng có thể xem là yếu tố hỗ trợ xu hướng thị trường. Trong những phiên giao dịch tới đây, thị trường có thể sẽ tiếp diễn xu hướng giằng co phức tạp quanh kháng cự 740 điểm và thanh khoản có thể sẽ tiếp tục suy giảm. Thiếu sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và sự tích cực trở lại của dòng tiền có thể khiến chỉ số thị trường phải kiểm tra lại vùng giá tích lũy thấp hơn, khuyến khích nhà đầu tư tiếp tục hạ tỷ trọng danh mục cổ phiếu đến khi xác định rõ xu hướng của vận động của dòng tiền.

CTCK Rồng Việt

Thêm lựa chọn cho NĐT ở nhóm ô tô phụ tùng. Đây là một trong những nhóm cổ phiếu được NĐT tìm đến khi họ đặt cược vào tăng trưởng thu nhập và tiêu đùng của người dân Việt Nam, và có thể xem là lý giải hợp lý cho đà tăng của HAX (+60%) và PAC (+37%) kể từ đầu năm. TTCK hiện tại không có nhiều cái tên trong ngành này, nên sự xuất hiện của City Auto (CTF-HOSE), đại lý phân phối ô tô Ford lớn thứ 2 tại Việt Nam, nhận được rất nhiều sự quan tâm.

VN-Index có vẻ đã tìm được chút cân bằng sau phiên điều chỉnh sâu ngày hôm qua. Bên mua đã phản ứng và mua đỡ khá tốt khi thị trường có dấu hiệu giảm tiếp. Tất nhiên một nhịp điều chỉnh thông thường cũng phải kéo dài vài hôm, nên việc VN-Index mất điểm nhẹ vào cuối ngày (737,82 điểm, -0,05%) là điều bình thường. Chúng tôi cho rằng đây có thể xem là thời điểm hợp lý để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục của mình.

CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS

Dù VN-Index giảm, nhưng số lượng mã tăng giá khá lớn. HPG là mã đỡ thị trường mạnh nhất, trong khi HSG và NKG tăng giá mạnh. Nhóm thép sẽ tiếp tục là điểm thu hút thị trường, giúp chống đỡ nhịp điều chỉnh này trong một vài phiên tới.

VN-Index sẽ lấp khoảng trống giá (GAP) hình thành giữa 2 phiên 19/5 và 22/5. Có thể áp lực sẽ còn tiếp diễn và nhóm cổ phiếu tăng nóng vừa qua là nhóm tác động xấu nhất đến chỉ số chung. Nếu như kịch bản này là đúng, có nghĩa VN-Index điều chỉnh nhẹ trong vùng 733-738 điểm thì cơ hội về mốc 750 điểm lại rộng mở. Những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, mức tăng giá chưa nhiều, sẽ lại tiếp tục là điểm đến tiếp theo của dòng tiền.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhà đầu tư chưa nên mua vào những cổ phiếu đã tăng nóng và đang đi vào điều chỉnh, bởi những nhịp tăng nhẹ chỉ mang tính phục hồi kỹ thuật.

CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS

Nhiều khả năng trong phiên 1/6, VN-Index sẽ hồi phục trở lại để thử thách vùng kháng cự trong khoảng 740-742 điểm, vùng hỗ trợ của chỉ số được xác định tại 734-735 điểm.

Nhà đầu tư ngắn hạn đang sử dụng margin ở mức độ cao có thể tận dụng nhịp phục hồi để bán giảm tỷ trọng cổ phiếu đặc biệt với các mã đã tăng nóng trong thời gian qua, nhà đầu tư đang có tỷ trọng an toàn có thể áp dụng chiến lược bán ra tại vùng kháng cự và tận dụng nhịp điều chỉnh về hỗ trợ để mua vào.

Nhà đầu tư trung hạn và dài hạn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và có thể tận dụng những nhịp giảm điểm của thị trường để cơ cấu lại danh mục, có thể mua vào với những cổ phiếu có cơ bản tốt và triển vọng kinh doanh tích cực trong cả năm nay.

CTCK Bản Việt

VN-Index là chỉ số đầu tiên trong các chỉ số chủ chốt có sự thay đổi tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn từ Tích cực xuống Trung tính, và đồng pha với các chỉ số đại diện cho nhóm đầu cơ là VNMidcap và VNSmallcap. Điều này sẽ tạo áp lực lên hai chỉ số còn lại là VN30 và HNX-Index vẫn đóng cửa phía trên hỗ trợ MA10 đang nằm lần lượt tại 710 và 93 điểm. Dự báo, thị trường sẽ có xu hướng giảm vào cuối phiên giao dịch ngày mai. VN-Index hướng về ngưỡng 732 điểm của đường MA20 còn các chỉ số còn lại sẽ thử thách các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn quan trọng của mình.

Nhật Sự

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

CEO Group chốt quyền mua cổ phiếu giá 10.000 đồng tỷ lệ 2:1

Dự kiến CEO Group tăng vốn điều lệ lên 1.544 tỷ đồng sau phát hành.

Ngày 12/6 tới đây CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group – mã chứng khoán CEO) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện 2:1 (mỗi cổ phiếu tương ứng 1 quyền mua, cứ 2 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới). Giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, CEO Group dự kiến phát hành khoảng 51,5 triệu cổ phiếu mới chào bán cho cổ đông hiện hữu. Số cổ phiếu mà cổ đông hiện hữu không mua hết sẽ được HĐQT chào bán cho đối tượng khác có nhu cầu với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu; số cổ phiếu chào bán chó các đối tượng này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể tức ngày hoàn thành đợt phát hành.

Quyền mua được phép chuyển nhượng từ 19/6 đến 17/7/2017.

Số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành gần 515 tỷ đồng sẽ được dùng để đầu tư vào các dự án khả thi của Công ty 357,8 tỷ đồng (gồm đầu tư vào Dự án Sonasea Residences - Phú Quốc 90 tỷ đồng, đầu tư vào dự án Sunny Garden City 100 tỷ đồng và đầu tư 167,8 tỷ đồng vào dự án River Silk City giai đoạn II+III); góp vốn vào các công ty con 66,88 tỷ đồng; còn lại 90 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.

Dự kiến vốn điều lệ sau khi phát hành là hơn 1.544 tỷ đồng.

Hiện trên thị trường, cổ phiếu CEO đang giao dịch quanh mốc 11.500 đồng/cổ phiếu.

Nguyên Phương

Theo Trí thức trẻ/VSD

Đọc tiếp »

Chung kết G'contest - Nhà kinh tế tài ba 2017: Hội tụ và tỏa sáng

“G’Contest - Nhà kinh tế tài ba 2017” sẽ chỉ còn 4 ngày nữa sẽ kết thúc trong đêm “Hội tụ và tỏa sáng” cuối cùng của mùa 2 này, sau những nỗ lực, những cống hiến, những quyết tâm cao độ và sự chăm chỉ miệt mài của Ban Tổ Chức cũng như các đội thi.

Trải qua 3 vòng thi - ¾ chặng đường lớn, vượt qua hàng trăm đối thủ khác, họ - TOP4 chung cuộc đã xuất sắc đi đến tận cùng và sẽ dùng tài năng, bản lĩnh, sự thông minh, nhanh nhạy của họ đẻ tỏa sáng trong đêm chung kết. Bằng lí do này hay lí do khác, họ cũng đều đã đến và đồng hành cùng G’Contest 2017 để tỏa sáng, để thể hiện hết những gì tuyệt vời nhất họ có với quyết tâm cao độ sẽ giành chiến thắng.

Vậy còn bạn?

Bạn có từng nghĩ đến những bước tương lai của mình sẽ ra sao hay không? Có từng nghĩ có 1 lần thể hiện mình hay không? Hay bạn đang hoàn toàn hài lòng với sự an toàn vốn có?

Nếu bạn của trước đây đã từng vì e dè và ngại khó!

Nếu bạn của hiện tại thấy muốn một lần được như TOP4 tài năng của chúng tôi!

18h thứ bảy, ngày 03/06/2017 này, tại Nhà văn hóa học sinh, sinh viên, hãy đến để xem họ làm thế nào để chiến thắng.

Đến để chiêm ngưỡng thành quả của họ, thành công và quyết tâm, cả bản lĩnh của họ lớn lao ra sao.

Bạn sẽ thấy được tấm gương dám nghĩ, dám thành công của họ chỉ trong đêm chung kết “Hội tụ và Tỏa sáng” này của G’Contest 2017.

Đăng kí và tham gia ngay cùng chúng tôi trong đêm hội trí thức, bản lĩnh cuối cùng của FTU trong năm này!

-----------------------------------------------------

CHUNG KẾT G’CONTEST - NHÀ KINH TẾ TÀI BA 2017 - HỘI TỤ VÀ TỎA SÁNG

► Đăng kí tham gia ngay tại:: https://finale.gec-ftu.com/

► Thời gian: 18h00 - Thứ bảy, ngày 03/06/2017

► Địa điểm: Nhà văn hóa Học sinh, sinh viên Hà Nội - 37 Trần Bình Trọng, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

-------------------------------------------------------

THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ

Fanpage: https://www.facebook.com/gec.ftu/

Website: https://finale.gec-ftu.com/

Event: https://goo.gl/Fwxwly

Hotline: 01699872777 (Mr.Phong)

Admin

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Cổ phần hóa Lọc dầu Dung Quất: Chốt giá trị doanh nghiệp ở mức 3,2 tỷ USD

Ngày 31/5/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.

Theo đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 đạt xấp xỉ 72.880 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng (xấp xỉ 2 tỷ USD).

Việc xác định giá trị doanh nghiệp là căn cứ để BSR thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa. BSR sẽ là doanh nghiệp có quy mô vốn lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.

Công ty BSR, đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với các sản phẩm chính gồm: Propylene, polypropylene, khí hóa lỏng, xăng RON 92 và 95, xăng E5/E10, nhiên liệu phản lực JET A1, dầu hỏa, dầu Diesel, dầu nhiên liệu và lưu huỳnh.

Sản lượng sản xuất luỹ kế của BSR từ khi Nhà máy đi vào hoạt động đến 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 47 triệu tấn với tổng doanh thu gần 40 tỷ USD. Trong đó, luỹ kế số tiền nộp ngân sách nhà nước trên 7 tỷ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư (3 tỷ USD).

Ba tháng đầu năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 8,67 %; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (ROA) đạt 4,81%. Trong 2 năm 2015 và 2016, lợi nhuận sau thuế của BSR đạt lần lượt là 6.000 tỷ và 5.000 tỷ đồng.

Dự kiến BSR sẽ IPO trong quý IV năm nay và sẽ chào bán ra công chúng khoảng 5 – 6% cổ phần. Phần còn lại chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược.

Sắp tới, BSR dự kiến sẽ tiến hành đầu tư dự án nâng cấp mở rộng với quy mô vốn dự kiến lên đến 1,8 tỷ USD.

Trường An

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Nhựa Tân Phú (TPP) phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu thưởng tổng tỷ lệ trên 50%

Dự kiến sau phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của Nhựa Tân Phú tăng lên gần 100 tỷ đồng.

Ngày 13/06 tới đây, Nhựa Tân Phú (mã chứng khoán TPP ) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu tỷ lệ 36,5%. Như vậy, Nhựa Tân Phú sẽ trả cổ tức và cổ phiếu thưởng tổng tỷ lệ hơn 50% trong đợt này.

Cụ thể, Nhựa Tân Phú dự kiến phát hành 3,4 triệu cổ phiếu. Giá trị phát hành theo mệnh giá 34 tỷ đồng. Trong đó, 1 triệu cổ phiếu được phát hành để trả cổ tức. Nguồn vốn thực hiện phát hành cổ phiếu để trả cổ tức là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Ngoài ra, Nhựa Tân Phú còn phát hành 2,4 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu là Quỹ đầu tư phát triển, Thặng dư vốn cổ phần, Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Năm 2016, doanh thu của Nhựa Tân Phú đạt gần 500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 19,6 tỷ đồng.

Minh Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Nhận án hủy niêm yết, cổ phiếu PVR liên tục dò đáy, OGC tính việc thoái vốn

Cổ phiếu PVR sẽ bị hủy niêm yết từ 26/5/2017 do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trên BCTC kiểm toán năm 2016.

CTCP Tập đoàn Đại Dương (mã chứng khoán OGC) vừa công bố thông tin một phần Nghị quyết HĐQT về việc thoái toàn bộ số cổ phần OGC sở hữu tại CTCP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVR). Đồng thời giao Tổng Giám đốc thực hiện các nội dung liên quan.

Hiện OGC đang nắm giữ hơn 5 triệu cổ phần PVR tương ứng 9,71% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PVR đang xuống sâu về mức đáy (2.200 đồng/cổ phiếu) kể từ khi niêm yết tháng 6/2010 và đang nhận án hủy niêm yết từ 26/5/2017 tới đây do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trên BCTC kiểm toán năm 2016.

Đáng chú ý, các nội dung của BCTC kiểm toán 2016 mà công ty kiểm toán AASC từ chối đưa ra ý kiến về cơ bản không thay đổi so với BCTC kiểm toán năm 2015 được kiểm toán bởi Delloitte. Tuy nhiên AASC từ chối đưa ra ý kiến còn Delloitte đưa ra ý kiến ngoai trừ.

Thái Phương

Theo Trí thức trẻ/HSX

Đọc tiếp »

Công ty CMC (CVT) chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền và cổ phiếu tổng tỷ lệ 50%

Trong đó 10% bằng tiền mặt và 40% bằng cổ phiếu.

Ngày 18/5 tới đây CTCP CMC (mã chứng khoán CVT) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2016 bằng tiền và cổ phiếu với tổng tỷ lệ 50%, trong đó 10% bằng tiền mặt và 40% bằng cổ phiếu.

Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền

Tỷ lệ chi trả 10% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán vào 5/6/2017. Như vậy, công ty CMC sẽ chi khoảng hơn 20 tỷ đồng tiền mặt trả cổ tức lần này cho cổ đông.

Phát hành cổ phiếu trả cổ tức

Tỷ lệ chi trả 40% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 4 cổ phiếu mới). Tương ứng việc công ty sẽ phát hành hơn 8 triệu cổ phiếu chia cho cổ đông lần này. Giá trị phát hành theo mệnh giá trên 80 tỷ đồng. Dự kiến sau phát hành Công ty CMC sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 280 tỷ đồng.

Cổ đông CMC được nhận cổ tức năm 2016 tổng tỷ lệ 50%.

Kết quả kinh doanh

Năm 2016, công ty CMC đạt gần 1.120 tỷ đồng doanh thu, tăng 64% so với năm 2015, đặc biệt lợi nhuận sau thuế thu về 152 tỷ đồng, tăng đột biến 143% so với lợi nhuận đạt được năm 2015. EPS đạt 7.527 đồng/cp.

Năm 2017, công ty CMC đặt mục tiêu 1.300 tỷ đồng doanh thu và 170 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Riêng quý 1 vừa qua công ty đã báo lãi trước thuế 35,7 tỷ đồng, hoàn thành 21% kế hoạch lợi nhuận năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 28,6 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ.

Thanh Mai

Theo InfoNet/VSD

Đọc tiếp »

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 8/5

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Tin doanh nghiệp

HSG - CTCP Tập đoàn Hoa Sen - Theo BCTC hợp nhất quý 2/2017 (niên độ từ ngày 01/01/2017- 31/03/2017) đạt doanh thu hơn 6.200 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, ở mức trên 415 tỷ đồng.

HBK - CTCP Nông nghiệp & Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc - Quý 1/2017 doanh thu HKB chỉ còn hơn 57 tỷ đồng, giảm 48% so cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, HKB báo lỗ thuần hơn 17 tỷ đồng trong quý 1/2017. Nhờ đánh giá lại tài sản góp vào đơn vị liên kết mang về gần 24 tỷ đồng nên HKB ghi nhận lãi ròng hơn 3 tỷ đồng.

DIG - Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng – Quý 1/2017 đạt doanh thu gần 249 tỷ đồng, giảm 14% so cùng kỳ và chịu lỗ ròng hơn 16 tỷ đồng.

PVX - Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam – Quý 1/2017 ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng đều giảm 71% so với cùng kỳ năm trước lần lượt dừng ở mức 622 tỷ và gần 3 tỷ đồng.

RAL - Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông - Kế hoạch kinh doanh 2017 được Đại hội đồng cổ đông thông qua, tổng doanh thu dự kiến năm 2017 đạt 3.056 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện trước thuế 170 tỷ đồng, chi trả cổ tức bằng tiền 50% vốn điều lệ. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2017 - 2022 là 520 tỷ đồng, riêng tổng mức đầu tư trong năm 2017 là 100 tỷ đồng.

TTF - CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - Công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2017 với việc tiếp tục ghi nhận lỗ 14,66 tỷ đồng, giảm so mức lỗ 68 tỷ của cùng kỳ.

TMP - CTCP Thủy điện Thác Mơ - Ngày 19/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 22/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 21%, thanh toán bắt đầu từ ngày 02/6/2017.

DMP – Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Ngày 19/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt cuối năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 22/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 23/6/2017.

DXG - CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh - Quyết định góp vốn 1.000 tỷ đồng, thành lập Công ty TNHH MTV Đất Xanh Quảng Nam. Theo DXG, việc lập Công ty con để hoàn thành thủ tục thành lập pháp nhân để thực hiện đầu tư Dự án Khu du lịch và du lịch nghỉ dưỡng Opal Ocean View tại xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

GSP - CTCP Vận tải sản phẩm khí Quốc tế - Ngày 18/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 19/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 13%, thanh toán bắt đầu từ ngày 02/6/2017.

HNG - CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - Quyết định bổ nhiệm bà Võ Thị Mỹ Hạnh giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty kể từ ngày 05/5/2017, thay thế ông Nguyễn Xuân Thắng do có đơn từ nhiệm trước đó. Ngoài ra, HNG cũng bổ nhiệm ông Lê Đình Vũ và bà Nguyễn Thị Thanh giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty cùng ngày.

EVE - CTCP Everpia - Dự kiến ngày 31/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 01/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/6/2017.

NT2 - CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 - Ngày 24/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 25/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 16%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/6/2017.

TTF - CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành - Quyết định chấm dứt tư cách Thành viên HĐQT đối với bà Phạm Thị Huyền Nga, bà Phùng Thị Mỹ Lệ và bà Ngô Phương Hạnh theo đơn từ nhiệm. Đồng thời, bầu bổ sung ông Vũ Xuân Dương, ông Vũ Tuấn Hoàng và ông Hà Hoàng Thế Quang thay thế. Ngoài ra, TTF cũng thông qua việc bầu ông Mai Hữu Tín giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT của TTF thay thế bà Phạm Thị Huyền Nga.

L10 - CTCP Lilama 10 - Ngày 22/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 23/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 13%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/6/2017.

NKG - CTCP Thép Nam Kim - Ngày 17/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2015 và 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 18/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 50% (trong đó năm 2015 là 15% và 2016 là 35%).

CVT - CTCP CMC - Ngày 17/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 18/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 05/6/2017, và trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 40%.

NFC - CTCP Phân lân Ninh Bình - Ngày 18/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 19/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/5/2017.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

SSI - CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Quỹ ngoại DC Developing Markets Strategies Public Limited Company đã bán 1,5 triệu cp, giảm lượng sở hữu cả nhóm từ 30.084.897 cp (tỷ lệ 7,16%) xuống 33.584.897 cp (tỷ lệ 6,86%). Giao dịch thực hiện ngày 4/5/2017.

MSN - CTCP Tập đoàn Masan - CTCP Masan đã mua 5.714.000 cp, nâng lượng sở hữu từ 371.881.870 cp (tỷ lệ 32,67%) lên 377.595.870 cp (tỷ lệ 33,17%). Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận ngày 3/5/2017.

CII - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh - Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm, Phó TGĐ, đã bán 940.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 404.454 cp (tỷ lệ 0,17%). Giao dịch thực hiện ngày 5/5/2017.

SDH - CTCP Xây dựng Hạ tầng Sông Đà - Tổ chức Asean Deep Value Fund đã mua 450.600 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 3.254.400 cp (tỷ lệ 15,84%). Giao dịch thực hiện ngày 28/4/2017.

FIT - CTCP Tập đoàn F.I.T - Pyn Elite Fund (Non – Ucits), cổ đông lớn đã bán ra toàn bộ hơn 19,6 triệu cổ phiếu FIT nắm giữ, tỷ lệ 7,71%. Thay đổi có hiệu lực kể từ ngày 03/5.

BCG - CTCP Bamboo Capital - Bà Lê Thị Mai Loan, Thành viên Ban kiểm soát đã mua vào 500.000 cổ phiếu BCG trong ngày 03/5. Qua đó, bà Loan đã nâng sở hữu tại BCG lên hơn 870.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,81%.

APS - CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương - Tổ chức Asean Deep Value Fund đã mua 677.200 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 3.994.800 cp (tỷ lệ 10,24%). Giao dịch thực hiện ngày 28/4/2017.

QPH - CTCP Thủy điện Quế Phong - CTCP điện lực Trung Sơn đã mua 3.570.700 cp, nâng lượng sở hữu từ 4.089.907 cp (tỷ lệ 22,01%) lên 7.660.607 cp (tỷ lệ 41,22%). Giao dịch thực hiện từ 21/4 đến 28/4/2017.

Cũng liên quan cổ phiếu QPH, ngày 28/4, bà Phạm Thị Nguyệt, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 1,5 triệu cp, giảm lượng sở hữu từ 2,1 triệu cp (tỷ lệ 11,3%) xuống 600.000 cp (tỷ lệ 3,23%). Giao dịch thực hiện ngày 28/4/2017.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

SBT - CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh - Bà Đặng Huỳnh Ức My, Thành viên HĐQT đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu SBT từ ngày 11/5 đến 09/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà My sẽ nâng sở hữu tại SBT từ hơn 3,94 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,56% lên 6,94 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,74%.

SDA - CTCP Simco Sông Đà - Bà Nguyễn Thị Minh Thu, Phó TGĐ, đăng ký bán toàn bộ 1.300.100 cp (tỷ lệ 4,96%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/5 đến 6/6/2017.

API - CTCP Đầu tư Chấu Á Thái Bình Dương - Ông Lê Hồng Nam, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 890.800 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 1.664.100 cp (tỷ lệ 4,7%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 18/4 đến 25/4/2017.

VC7 – CTCP Vinaconex 7 - Ông Nguyễn Trọng Tấn - Chủ tịch HĐQT, Ủy viên HĐQT VC7 - đăng ký mua 150.000 cp VC7. Hiện ông Tấn đang nắm giữ 555,812 CP (tỷ lệ 5.05%). Thời gian thực hiện giao dịch từ 10/05/2017 đến 07/06/2017.

Trần Dũng

Theo InfoNet/HNX&HSX

Đọc tiếp »

Xu thế dòng tiền: Rủi ro đang giảm đi

Những phiên tăng trong tuần qua đã được nhìn nhận tích cực rõ nét và các chuyên gia đều đã nắm giữ cổ phiếu...

Ba phiên giao dịch ngắn ngủi trong một tuần nhưng là ba phiên tăng nối tiếp tuần tăng trưởng tốt trước kỳ nghỉ. Việc VN-Index đã tăng vượt 720 điểm được các chuyên gia đánh giá tích cực một cách rõ nét, mặc dù vẫn còn một vài nghi ngại về khả năng hình thành sóng tăng trưởng mới.

Các chuyên gia đều dự đoán khả năng thị trường sẽ có vài phiên điều chỉnh giảm trong tuần tới nhưng rủi ro phá vỡ đáy 705 điểm cách đây 2 tuần gần như không được đặt ra. Đa số ý kiến cho rằng ngưỡng 705 điểm rất khó phá vỡ vào thời điểm này và khả năng xấu cũng chỉ là dao động trong khoảng 705 - 720 điểm. Cơ hội cho VN-Index kiểm tra lại đỉnh 732 điểm đang tăng lên.

Tuy vẫn có những đánh giá thận trọng ở mức độ khác nhau nhưng điểm chung tuần qua là các chuyên gia đều đã đặt một chân vào thị trường. Vị thế cổ phiếu đã được mở với tỷ trọng khác nhau và vẫn có một chuyên gia thực hiện cơ cấu lại giảm bớt cổ phiếu xuống. Mặc dù vậy việc các chuyên gia đều đã tham gia thị trường cho thấy quan điểm về rủi ro đang giảm đi.

Nguyễn Hoàng - VnEconomy

Tuần giao dịch này chỉ có 3 phiên, nhưng là 3 phiên có những diễn biến quan trọng. VN-Index đã vượt ngưỡng 720 điểm mà anh chị lo ngại, ngày cuối tuần tuy có giảm nhưng vẫn chưa xuống dưới ngưỡng này. Anh chị đánh giá sức mạnh của 3 phiên tăng nối tiếp này như thế nào?

Ông Lê Hoàng Tân - Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Như đã trao đổi cách đây 2 tuần, trong đợt điều chỉnh thứ cấp vừa qua thị trường xác lập ngưỡng hỗ trợ tại vùng 705 - 710 điểm, mặc dù đây không phải là ngưỡng hỗ trợ mạnh nhưng thị trường đã phục hồi tích cực khi giảm đến vùng này.

Theo đó, chúng ta đã có 5 phiên tăng điểm liên tiếp kể từ khi thị trường chạm ngưỡng 706 điểm và nhanh chóng lấy lại ngưỡng 720 điểm. Đây được xem là điều kiện tích lũy lý tưởng để thị trường trở lại xu thế chính - “uptrend” trung và dài hạn.

Tôi cho rằng mặc dù còn khả năng xảy ra vài phiên rung lắc nữa nhưng có lẽ ngưỡng 705-710 rất khó bị phá vỡ trong giai đoạn này.

Ông Trần Xuân Bách - Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Theo tôi 3 phiên tăng điểm liên tiếp sau kỳ nghỉ lễ đã giúp VN-Index vượt lên trên ngưỡng điểm tâm lý quan trọng 720 điểm. Điều này mở ra cơ hội giúp chỉ số quay trở lại thử thách vùng đỉnh cũ 730-735 điểm trong ngắn hạn, đặc biệt là khi có sự đồng thuận của khối lượng giao dịch.

Hồ Huyền - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT

Tôi thấy 3 phiên vừa rồi sức mua của thị trường đã có phần yếu đi. Các blue-chip hạ nhiệt, chỉ có một số penny tăng tốt. Nhìn chung thị trường vẫn chưa có gì tiêu cực, bởi nhịp hồi tăng được 5 phiên, đến lúc xuất hiện điều chỉnh là bình thường.

Tuần tới mới là tuần thử lửa thực sự của VN-Index, để xem khả năng tăng tiếp đến đâu. Tôi nghiêng về khả năng VN-Index sẽ đi ngang trong biên độ 705 -720 điểm.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Chiến lược thị trường, Chứng khoán HSC

Lực cầu lan tỏa trên toàn thị trường là khá tốt - nhiều cổ phiếu trụ cột của các nhóm ngành cơ bản như thực phẩm, y tế, xây dựng và vật liệu đang đóng vai trò nâng đỡ thị trường.

Nhìn chung tôi nghiêng về kịch bản thị trường sẽ điều chỉnh ngắn các phiên đầu tuần tới trước khi hồi phục trở lại – Xu hướng đi lên trung hạn là nhìn thấy.

Nguyễn Hoàng - VnEconomy

Đang xuất hiện ngày càng nhiều ý kiến về đây là thời điểm phù hợp để “nhặt hàng”. Hiện tại có nhiều cổ phiếu tăng mạnh hơn hẳn so với chỉ số trong thời gian qua nhưng cũng có những cổ phiếu điều chỉnh mức độ lớn. Anh chị ưa thích những cổ phiếu nào?

Ông Trần Xuân Bách - Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tôi đang hướng sự quan tâm đến các cổ phiếu thuộc 3 nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản tầm trung. Các nhịp điều chỉnh của thị trường có thể được xem là cơ hội để mua tích lũy các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành này.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Chiến lược thị trường, Chứng khoán HSC

Tôi đặc biệt thích nhóm cổ phiếu y tế, bảo hiểm, hàng và dịch vụ công nghiệp hoặc một vài mã đặc biệt của nhóm ngành dịch vụ tài chính, điện nước xăng dầu và khí đốt. Nếu nói về cổ phiếu cụ thể thì đó là DHG, VIS, IMP, LCG, PGI, AAA…

Hồ Huyền - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT

Với nhóm cổ phiếu tăng mạnh hơn chỉ số, tôi tin rằng đoạn hấp dẫn nhất đã qua. Nhóm này vẫn tăng tiếp nhưng sẽ không dứt khoát được như nhịp trước.

Tôi ưa thích nhóm đã điều chỉnh nhiều, hoặc đang đi ngang tích lũy hơn. Tôi hiện đang để ý các mã ngân hàng như VCB, BIG và 1 số mã bất động sản như KBC, HUT…

Ông Lê Hoàng Tân - Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Tôi cho rằng việc các lớp cổ phiếu có sự phân hóa mạnh là điều bỉnh thường, đặc biệt là giai đoạn có nhiều kế hoạch cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được công bố.

Xu thế này sẽ còn tiếp tục kéo dài và điều đó cho ta kết luận rằng không phải đầu tư cổ phiếu cũng dễ dàng gặt hái được kết quả khả quan, việc quan trọng hiện nay là chọn đúng nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tốt và thu hút được dòng tiền trên thị trường.

Nhóm các cổ phiếu ưa thích của tôi vẫn không có nhiều thay đổi, tôi vẫn chọn nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, bán lẻ, tiêu dùng, bất động sản và đầu tư.

Nguyễn Hoàng - VnEconomy

Cuối tháng 5 thị trường sẽ đón nhận sản phẩm phái sinh đầu tiên là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index. Theo anh chị liệu điều này có ảnh hưởng tích cực đến thị trường cơ sở hay không, nhất là với các cổ phiếu nằm trong nhóm VN30?

Hồ Huyền - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT

Sự ra đời của sản phẩm phái sinh nhìn chung sẽ có lợi cho nhà đầu tư, nên tôi nghĩ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến thị trường. Bản thân tôi cũng sẽ tự tin giao dịch hơn nếu có một công cụ hedging đi kèm. Nhóm VN30 lúc đó cũng sẽ giao dịch “xôm” hơn, và có thể có các cuộc chạy đua của một số cổ phiếu để được lọt vào VN30.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Chiến lược thị trường, Chứng khoán HSC

Trước mắt tôi đánh giá triển vọng trong trung hạn là tích cực - trong ngắn hạn đó là câu chuyện thói quen đầu tư , thái độ tiếp nhận sản phẩm phái sinh. Không dễ gì các nhà đầu tư thích ứng và có thể giao dịch nhanh với những sản phẩm mà trước đây đối với họ chưa biết đến bao giờ. Đây là câu chuyện thời gian.

Nhìn chung thì việc triển khai sản phẩm phái sinh cũng sẽ tác động tích cực đến thị trường cơ sở, thanh khoản của thị trường. Còn đối với các cổ phiếu thuộc nhóm VN30 tôi không cho là bị ảnh hưởng.

Ông Lê Hoàng Tân - Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Tôi cho rằng hãy còn quá sớm để đoán xem nhà đầu tư có phản ứng tích cực với các sản phẩm phái sinh hay không. Tuy nhiên đứng trên góc độ thị trường thì việc có thêm một sản phẩm mới sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho nhà đầu tư. Điều này đã được chứng minh ở các nước có thị trường phát triển trước Việt Nam. Về lâu dài, các sản phẩm phái sinh cần đa dạng hơn chứ không chỉ tập trung ở các rổ chỉ số.

Riêng các cổ phiếu trong rổ VN30 luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư, vì vậy, khi có sản phẩm phái sinh đối với rổ chỉ số này theo tôi chỉ làm cho sự quan tâm đó thêm chặt chẽ hơn mà thôi.

Ông Trần Xuân Bách - Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tôi cho rằng, việc hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index sẽ được triển khai vào tháng 6 tới đây sẽ giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường, tạo thêm các sản phẩm mới để các nhà đầu tư có thể lựa chọn, qua đó sẽ giúp làm tăng thêm tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Theo dõi diễn biến của các hợp đồng tương lai chỉ số có thể phần nào biết được tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư về diễn biến của chỉ số VN30. Điều này sẽ phần nào tạo ra ảnh hưởng gián tiếp đến các cổ phiếu trong rổ VN30.

Nguyễn Hoàng -VN-Index đã vượt 720 điểm, anh chị đã tăng mua hay chưa? Mức giải ngân hiện tại như thế nào?

Ông Lê Hoàng Tân - Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Tôi vẫn giữ nguyên tỷ trọng giải ngân ở mức khoảng 80% cổ phiếu, 20% tiền mặt. Danh mục tôi cũng có sự chia sẻ trong 2 tuần rồi và việc giải ngân đã mang lại kết quả tích cực.

Ông Trần Xuân Bách - Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tôi tiếp tục thực hiện mua vào thêm 10% cho phần danh mục ngắn hạn của mình trong tuần qua để nâng tỷ trọng danh mục tổng lên mức 50% cổ phiếu (trong đó, các vị thế trung hạn chiếm 20%).

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Chiến lược thị trường, Chứng khoán HSC

Tôi có cơ cấu lại đôi chút danh mục. Tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt hiện nay đang là 30%/70%.

Hồ Huyền - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT

Tôi là nhà đầu tư lỡ sóng từ tuần trước. Tuần này tôi chỉ giải ngân 30%, đợi thị trường phản ứng trong tuần tới mới xem xét giải ngân tiếp.

* Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc, cũng như để tạo kênh phản hồi đa chiều khách quan, VnEconomy xin chia sẻ địa chỉ e-mail của các chuyên gia tham gia "Xu thế dòng tiền". Họ sẵn sàng trao đổi, làm rõ thêm các quan điểm và phản hồi phản biện của bạn đọc.

Theo Nguyễn Hoàng

Vneconomy

Đọc tiếp »

Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 36 doanh nghiệp

FPT, NT2, TCT, PNJ, TMP, DPM, GSP, UIC, TPC, DP3, GEX, CVT, DGW, PDN, ST8, NFC, CT6, HMH, SBA, TCO, CPH, DFC, BED, PSW, VXB, KGU, TPS, HAC, VBG, POV, MTH, SBL, DCF, BMN, MKP, SBC vừa công bố lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền.

CTCP FPT (FPT): Ngày 26/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức còn lại năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 9/6/2017. Đồng thời FPT cũng chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2016 tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu được nhận 3 cổ phiếu mới).

CTCP Điện lực Nhơn Trạch 2 (NT2): Ngày 25/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 16% (01 cổ phiếu nhận 1.600 đồng). Thời gian chi trả 15/6/2017.

CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức bằng tiền đợt 2/2016 tỷ lệ 28% (01 cổ phiếu nhận 2.800 đồng). Thời gian thanh toán 16/6/2017.

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 8% (01 cổ phiếu nhận 800 đồng). Thời gian thanh toán 31/5/2017.

CTCP Thủy điện Thác Mơ (TMP): Ngày 22/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 21% (01 cổ phiếu nhận 2.100 đồng). Thời gian thanh toán 2/6//2017.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (DPM): Ngày 22/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt cuối năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 23/6/2017.

CTCP Vận tải Sản phẩm Khí Quốc tế (GSP): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 13% (01 cổ phiếu nhận 1.300 đồng). Thời gian thanh toán 2/6/2017.

CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Idico (UIC): Ngày 22/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức còn lại năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu nhận 500 đồng). Thời gian thanh toán 20/6/2017.

CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (TPC): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 7% (01 cổ phiếu nhận 700 đồng). Thời gian thanh toán 30/5/2017.

CTCP Dược phẩm Trung Ương 3 (DP3): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 20% (01 cổ phiếu nhận 2.000 đồng). Thời gian thanh toán 2/6/2017.

CTCP thiết bị Điện Việt Nam (GEX – UpCOM): Ngày 22/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 2/6/2017.

CTCP CMC (CVT): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 5/6/2017. Đồng thời CVT cũng chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2016 tỷ lệ 40% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 4 cổ phiếu mới).

CTCP Thế giới số (DGW): Ngày 22/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 7% (01 cổ phiếu nhận 700 đồng). Thời gian thanh toán 31/5/2017.

CTCP Cảng Đồng Nai (PDN): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Thời gian thanh toán 6/6/2017.

CTCP Siêu Thanh (ST8): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức bằng tiền đợt 1/2017 tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 8/6/2017. Đồng thời ST8 cũng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:3 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 3 cổ phiếu mới).

CTCP Phân lân Ninh Bình (NFC): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức còn lại năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu nhận 500 đồng). Thời gian thanh toán 31/5/2017.

CTCP Công Trình 6 (CT6): Ngày 26/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 8% (01 cổ phiếu nhận 800 đồng). Thời gian thanh toán 22/6/2017.

CTCP Hải Minh (HMH): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 1/2017 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 26/5/2017.

CTCP Sông Ba (SBA): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 31/5/2017.

CTCP Vận tải Đa Phương thức Duyên Hải (TCO): Ngày 24/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 7% (01 cổ phiếu nhận 700 đồng). Thời gian thanh toán 20/6/2017.

CTCP Phục vụ Mai táng Hải Phòng (CPH – UpCOM): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 16,67%. (01 cổ phiếu nhận 1.667 đồng). Thời gian thanh toán 31/5/2017.

CTCP Xích Líp Đông Anh (DFC – UpCOM): Ngày 22/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 42% (01 cổ phiếu nhận 4.200 đồng). Thời gian thanh toán 30/8/2017.

CTCP Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng (BED): Ngày 23/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 38% (01 cổ phiếu nhận 3.800 đồng). Thời gian thanh toán 1/6/2017.

CTCP Phân bón và Hóa Chất dầu khí Tây Nam Bộ (PSW): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 6% (01 cổ phiếu nhận 600 đồng). Thời gian thanh toán 5/6/2017.

CTCP Vật liệu Xây dựng Bến Tre (VXB): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 12,5% (01 cổ phiếu nhận 1.250 đồng). Thời gian thanh toán 1/6/2017.

CTCP Phát triển Đô thị Kiên Giang (KGU – UpCOM): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 18% (01 cổ phiếu nhận 1.800 đồng). Thời gian thanh toán 31/5/2017.

CTCP Bến bãi Vân tải Sài Gòn (TPS – UpCOM): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 18% (01 cổ phiếu nhận 1.800 đồng). Thời gian thanh toán 29/5/2017.

CTCP Chứng khoán Hải Phòng (HAC - UpCOM): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu nhận 500 đồng). Thời gian thanh toán 19/6/2017.

CTCP Địa chất Việt Bắc – TKV (VBG – UpCOM): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 4,5% (01 cổ phiếu nhận 450 đồng). Thời gian thanh toán 16/6/2017.

CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng (POV – UpCOM): Ngày 22/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu nhận 50 đồng). Thời gian thanh toán 12/6/2017.

CTCP Môi trường đô thị Hà Đông (MTH – UpCOM): Ngày 18/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 8% (01 cổ phiếu nhận 800 đồng). Thời gian thanh toán 30/5/2017.

CTCP Bia Sài Gòn – Bạc Liêu (SBL - UpCOM): Ngày 17/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Thời gian thanh toán 31/5/2017.

CTCP Xây dựng và Thiết kế số 1 (DCF – UpCOM): Ngày 19/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu nhận 500 đồng). Thời gian thanh toán 30/5/2017.

CTCP 715 (BMN – UpCOM): Ngày 22/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 8,7% (01 cổ phiếu nhận 870 đồng). Thời gian thanh toán 8/6/2017.

CTCP Dược phẩm Mekophar (MKP – Đại chúng chưa niêm yết): Ngày 29/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt cuối năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 13% (01 cổ phiếu nhận 1.300 đồng). Thời gian thanh toán 9/6/2017.

CTCP Vận tải và Giao nhận Bia Sài Gòn (SBC – Đại chúng chưa niêm yết): Ngày 17/5 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 25% (01 cổ phiếu nhận 2.500 tỷ đồng). Thời gian thanh toán 30/5/2017.

Thạch Lâm

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Điều gì khiến bất động sản và xây dựng là 2 nhóm cổ phiếu "thăng hoa" nhất trong năm 2017?

Giai đoạn 2017-2018 sẽ là thời điểm tăng trưởng mạnh về KQKD bởi độ trễ trong việc ghi nhận KQKD của ngành BĐS theo thông tư 200 (phải bàn giao nhà mới được ghi nhận doanh thu).

CTCK BIDV (BSC) vừa công bố “Báo cáo triển vọng ngành quý 2/2017” với những đánh giá khá tích cực về nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng.

Giai đoạn 2017 – 2018 tăng trưởng mạnh về KQKD của ngành BĐS

Theo BSC, số liệu giao dịch trên thị trường BĐS thời gian gần đây là khá sôi động. Trong quý 4/2016, tại Hà Nội số lượng căn hộ đã bán đạt 6.730 căn (tăng 18,1% so với cùng kỳ 2015), tại thành phố Hồ Chí Minh là 10.200 căn (tăng 36%). Tính cả năm 2016, số lượng căn hộ giao dịch tại Hà Nội và TP.HCM lần lượt đạt 24.030 căn và 30.922 căn, tăng 32% và 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu thống kê cũng cho biết tổng doanh thu năm 2016 của các doanh nghiệp BĐS trên sàn đạt 96,5 nghìn tỷ (tăng 59,5% so với năm trước), LNST đạt 6,9 nghìn tỷ (tăng 6%) và chỉ có 29/62 doanh nghiệp có KQKD cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc lợi nhuận có mức tăng khiêm tốn hơn so với mức tăng của doanh thu cũng như chỉ có 47% doanh nghiệp BĐS có tăng trưởng về lợi nhuận tiếp tục cho thấy bức tranh phân hóa trong ngành khi chỉ những doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng, uy tín và đảm bảo tiến độ mới có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận trong bối cảnh nguồn cung sản phẩm đang dồi dào trên thị trường.

Cũng theo BSC, giai đoạn 2017-2018 sẽ là thời điểm tăng trưởng mạnh về KQKD bởi độ trễ trong việc ghi nhận KQKD theo thông tư 200 (phải bàn giao nhà mới được ghi nhận doanh thu). Do đó, KQKD của nhiều doanh nghiệp triển khai các dự án lớn và có tiến độ bán hàng tốt sẽ cải thiện mạnh như Novaland (NVL), VinGroup (VIC), Sacomreal (SCR), Khang Điền (KDH), CEO…

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2018 – 2019 sẽ tiếp tục xuất hiện những dự án lớn nhằm gối đầu cho những dự án hiện hữu, có thể kể đến như Water Bay, Palm Marina (Novaland), Saigoners Riverside, Luxgarden (Đất Xanh), Plaza Tản Đà, Jamona Bình Tây (Sacomreal), Centrosa Garden (Hà Đô), …

Với những phân tích trên, BSC đưa ra đánh giá KHẢ QUAN với các cổ phiếu trong ngành bất động sản khi các doanh nghiệp vẫn đang tích cực đẩy mạnh hoạt động bán hàng, các dự án mở mới đều thu hút được sự quan tâm của người mua nhà, đồng thời giao dịch trên thị trường BĐS vẫn sôi động. Việc thu được tiền ứng trước từ khách hàng với các dự án đang mở bán giúp doanh nghiệp cân đối được dòng tiền và giảm bớt áp lực phụ thuộc vào dòng vốn vay của ngân hàng vốn đang bị siết chặt theo TT36.

Cổ phiếu xây dựng bứt tốc cùng ngành bất động sản

Bên cạnh nhóm bất động sản, các cổ phiếu ngành xây dựng cũng được BSC đánh giá khá cao với động lực chính đến từ (1) Backlog (giá trị hợp đồng chưa thực hiện) của các doanh nghiệp đầu ngành xây dựng dân dụng tiếp tục lập đỉnh: Coteccons (32.000 tỷ), Hòa Bình (23.000 tỷ); Licogi 16 (700 tỷ) và (2) triển vọng tích cực đối với mảng xây dựng công nghiệp nhờ dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam. Cụ thể, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần đạt 3,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn giải ngân đạt 1,55 tỷ USD (tăng 3,3%).

BSC duy trì đánh giá KHẢ QUAN với ngành xây dựng trong năm 2017. Bên cạnh triển vọng tích cực về hoạt động sản xuất kinh doanh, BSC đánh giá các cổ phiếu ngành Xây dựng cũng đang có định giá khá hấp dẫn.

Ngoài các cổ phiếu đầu ngành đã có đợt tăng giá mạnh trong quý I vừa qua, BSC đánh giá nhóm cổ phiếu tầm trung của ngành hiện cũng đang khá hấp dẫn như FCN, CTI, LCG, VNE…

Hoàng Anh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

CTCK nhận định thị trường 08/05: Ưu tiên quan sát diễn biến thị trường giá cả hàng hóa

Theo VCBS, giá cả hàng hóa có thể tạo nên các kỳ vọng về hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp sau khi mùa công bố kết quả kinh doanh đi qua.

CTCK VCBS

Mùa công bố kết quả kinh doanh đang dần đi qua cũng là lúc không nhiều cổ phiếu còn giữ được động lực tăng trưởng mạnh như giai đoạn trước đó. Cùng với đó, trong tháng 5, chúng tôi chưa nhìn nhận thấy các yếu tố có thể gây xáo trộn mạnh trên thị trường. Theo đó, dù động lực tăng trưởng trung và dài hạn là không rõ nét, khả năng điều chỉnh giảm sâu với biên độ lớn là không cao. Vì vậy, chúng tôi thiên về kịch bản chỉ số đi ngang tích lũy hoặc nhích tăng nhẹ.

Trong giai đoạn này, chúng tôi ưu tiên quan sát diễn biến thị trường giá cả hàng hóa khi yếu tố này có thể tạo nên các kỳ vọng về hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp sau khi mùa công bố kết quả kinh doanh đi qua.

CTCK FPT - FPTS

Chiến lược được khuyến nghị trong tuần sẽ là theo sát diễn biến chỉ số, chờ đợi tín hiệu mua an toàn sau khi VN-Index thực hiện củng cố thành công vai trò hỗ trợ của khu vực 720 điểm.

Với các nhà đầu tư có mức chịu rủi ro cao, có thể tận dụng thời điểm thị trường rung lắc trong các phiên đầu tuần để tìm cơ hội mua tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Tuy nhiên, cần ưu tiên nhóm ngành đang duy trì được sức mạnh giá tốt hơn so với biến động thị trường chung như bất động sản-xây dựng, tài chính…

CTCK Rồng Việt

VN-Index điều chỉnh nhẹ về 720. Thanh khoản giảm sút (gần 18%) cho thấy cường độ chốt lời không quá đáng kể. Mặc dù chỉ số chung giảm điểm nhưng độ rộng thị trường vẫn ở mức tích cực khi dòng tiền chạy khá nhiều vào các mã vốn hóa vừa và nhỏ. Nhìn chung, dòng tiền có vẻ đang luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu hơn là tìm đường “thoát ra” và các tín hiệu phục hồi của thị trường từ các phiên trước vẫn giữ nguyên giá trị.

CTCK BSC

Thị trường có một phiên giao dịch tiêu cực chủ yếu do áp lực bán ra từ các nhà đầu tư khi họ chốt lãi các cổ phiếu vốn hoá lớn tăng điểm mạnh trong các phiên hôm trước như cổ phiếu VNM và nhóm cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng. Thị trường mặc dù đã có thời điểm điều chỉnh dưới ngưỡng 720 nhưng đã kịp thời quay trở lại tại đúng ngưỡng này.

Điều này cho thấy sự bền vững ngưỡng hỗ trợ 720 trong tâm lý của các nhà đầu tư. Trong phiên hôm nay, dòng tiền tuy tiếp tục luân chuyển đều đặn giữa các nhóm ngành nhưng đã rút khỏi các cổ phiếu vốn hoá lớn và tập trung vào các cổ phiếu vốn hoá nhỏ (penny). BSC khuyến nghị các nhà đầu tư nên tận dụng nhịp điều chỉnh này để tăng tỷ trọng danh mục vào những mã cổ phiếu cơ bản tốt.

CTCK Maritime – MSI

Sau phiên tăng điểm vượt mốc kháng cự 720 điểm ngày 4/5, VN-Index đã quay đầu giảm điểm và kiểm định lại mốc 720 điểm trong phiên 5/5 cho thấy, chỉ số vẫn chưa đủ động lực để bứt phá hẳn khỏi ngưỡng kháng cự.

Theo đó, nhiều khả năng VN-Index sẽ giao dịch lình xình quanh mốc 720 điểm +/- 5 điểm trong tuần này. Cụ thể, phiên 8/5 có thể tiếp tục là phiên giảm điểm. Nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục và xem xét gia tăng tỷ trọng cổ phiếu tốt tại những phiên thị trường giảm điểm.

Nhật Sự

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Bộ đôi cổ phiếu của Bầu Đức vào diện bị cảnh báo

Với nhà đầu tư nắm rõ thông tin về HAG, HNG, thông tin 2 cổ phiếu này vào diện cảnh báo không có gì lạ vì thông tin thua lỗ năm 2016 đã được công bố từ lâu, chỉ là nay mới công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Mã chứng khoán: HAG) vào diện cảnh báo kể từ ngày 12/05/2017.

Lý do là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2016 là -1.115 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.412 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Cùng ngày, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cũng thông báo về việc đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HNG) vào diện cảnh báo kể từ ngày 12/05/2017.

Lý do là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2016 là -985 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.142 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, theo quy chế niêm yết hiện hành, chứng khoán rơi vào diện bị cảnh báo khi lợi nhuận sau thuế của năm tài chính trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Thực tế, với HNG hay HAG, thông tin thua lỗ năm 2016 là điều nhà đầu tư đã biết từ lâu. Khi thông tin báo cáo tài chính kiểm toán của 2 công ty này được công bố vào cuối tuần trước với số lỗ ròng cao hơn một chút so với báo cáo công ty tự lập nhưng điều này dường như không ảnh hưởng nhiều tới diễn biến giao dịch của cổ phiếu khi nhà đầu tư đang dành sự quan tâm nhiều tới việc tái cơ cấu HAGL hơn là những biến động “không đáng kể” của một vài con số.

Nhiều nhà đầu tư quan tâm thương vụ bán đi nhóm công ty mía đường của HAGL được hé lộ trong báo cáo tài chính. Theo đó, tại ngày 31/8/2016, HAGL đã bàn giao các chức vụ quản lý chủ chốt của CTCP Mía đường HAGL và Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Attapeu (nhóm công ty mía đường) cùng với quyền vận hành, quản lý kinh doanh đối với nhà máy đường, nông trưởng mía và các tài sản liên quan cho một bên thứ ba.

HAGL cho biết, 2 bên đang tiến hành các thủ tục pháp lý để hoàn tất giao dịch chuyển nhượng cổ phần của nhóm công ty mía đường này. Tính đến cuối tháng 4/2017, các thủ tục pháp lý cần thiết vẫn chưa được hoàn thành. Tuy nhiên, Ban giám đốc HAGL xác định đã chấm dứt toàn bộ quyền kiểm soát đối với 2 công ty trên sau ngày 31/8/2016. HAGL cũng khẳng định, sẽ không có khoản lỗ nào phát sinh từ nghiệp vụ chuyển nhượng dự án mía đường này.

Phương Chi

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

DXG, VNR, FCN, KSK, TOP: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.

CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG): Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 3 triệu cp. Trước giao dịch ông Thìn sở hữu 14.387.155 cp (tỷ lệ 5,69%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 24/2 đến 24/3/2017.

Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VNR): Quỹ đầu tư Giá trị Bảo Việt đã mua 6.487.100 cp (tỷ lệ 4,94%). Trước giao dịch quỹ này không sở hữu cổ phiếu VNR nào. Giao dịch thực hiện từ 18/1 đến 16/2/2017.

CTCP Fecon (FCN): Tổ chức Pyn Elite Fund (Non – Ucits) đã mua 800.000 cp, nâng lượng sở hữu từ 4.426.070 cp (tỷ lệ 8,94%) lên 5.226.070 cp (tỷ lệ 10,56%). Giao dịch thực hiện ngày 17/2/2017.

CTCP Khoáng sản Luyện Kim Màu (KSK): Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 2 triệu cp. Trước giao dịch ông Hùng không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 22/2 đến 22/3/2017.

Trong khi đó, cùng thời gian, bà Trần Thị Hạnh, Thành viên BKS, đăng ký bán toàn bộ 2.057.500 cp (tỷ lệ 8,61%) đang sở hữu.

CTCP Phân phối Top One (TOP): Ông Đinh Văn Tạo, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 5.334.900 cp. Trước giao dịch ông Tạo sở hữu 1 triệu cp (tỷ lệ 3,94%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 22/2 đến 22/3/2017.

Việt An

Theo InfoNet/HSX/HNX

Đọc tiếp »

Diễn biến thị trường không thuận lợi, 2 lãnh đạo Luyện kim Màu lại cùng tiếp tục quá trình Mua – Bán

Cả Chủ tịch và Thành viên BKS của Luyện Kim Màu lại tiếp tục người mua – người bán lượng lớn cổ phiếu KSK.

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT CTCP Khoáng sản Luyện kim Màu (mã chứng khoán KSK) vừa đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu KSK trong khoảng thời gian từ 22/2 đến 22/3/2017.

Đáng chú ý, ông Hùng đăng ký mua vào ngay sau khi báo cáo kết quả chưa mua được 2,2 triệu cổ phiếu đăng ký trước đó. Nguyên nhân không mua được do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Cùng thời gian, bà Trần Thị Hạnh, thành viên BKS công ty đăng ký bán ra toàn bộ 2.057.500 cổ phiếu KSK đang nắm giữ để giả quyết nhu cầu cá nhân. Trước đó, bà Hạnh cũng vừa báo cáo chỉ bán được 142.500 cổ phiếu KSK trong tổng số toàn bộ 2,2 triệu cổ phiếu đăng ký bán. Số cổ phiếu đăng ký bán lần này là phần còn lại sau khi bán không hết ngay lần trước đó. Nguyên nhân không bán hết cũng do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Như vậy chỉ trong vòng hơn 1 tháng, cả 2 lãnh đạo công ty đã mấy lần cùng người mua – người bán lượng lớn cổ phiếu trong cùng một khoảng thời gian.

Từ đầu tháng 1/2017 đến nay, cổ phiếu KSK liên tục lên xuống và vẫn xoay quanh mức giá dao động từ 1.000 – 1.400 đồng/cổ phiếu.

Trần Hân

Theo Thời đại/HNX

Đọc tiếp »

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 22/2

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Tin doanh nghiệp

HAH - CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An – Đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 với các chỉ tiêu, tổng doanh thu hơn 651 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 150 tỷ đồng. Đồng thời, thống nhất trình Đại hội cổ đông sắp tới kế hoạch trả cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20% và bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 50%, tương đương HAH sẽ phát hành hơn 11,3 triệu cổ phiếu mới.

DNC - CTCP Điện nước Lắp máy Hải Phòng – Năm 2017 doanh thu dự kiến đạt 230 tỷ đồng, tăng 17% so với kết quả thực hiện năm 2016. Lãi trước thuế 2017 ước đạt 13,2 tỷ đồng, tăng 10,5%. Bên cạnh đó, Công ty dự kiến sẽ chi trả cổ tức trong năm 2017 với tỷ lệ lớn hơn 19%.

PXT - CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí – Đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 với lãi ròng đạt 20 tỷ đồng, chỉ bằng 65% thực hiện 2016.

AAA - CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát – HĐQT quyết định, thông qua ngày 07/3 tới sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2016 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 04/4.

VNH - CTCP Thủy hải sản Việt Nhật - Sở giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE) thông báo, sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu kể từ ngày 23/3. Nguyên nhân do, kết quả kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp. Cụ thể, năm 2016, lỗ 23,86 tỷ đồng; năm 2015 lỗ 6,99 tỷ đồng và năm 2014 lỗ 43,5 tỷ đồng.

FTS - CTCP Chứng khoán FPT - Thông báo, đã nhận được công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấp thuận cho FTS nâng tỷ lệ sở hữu tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài lên 100%.

HBC - CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình - Thông báo đã nhận trúng thầu các gói thầu có trị giá hơn 2.237 tỷ đồng. Cụ thể, trúng thầu gói thi công thô và trát kết cấu Block Sunhome – Phú Quốc với Công ty con thuộc Tập đoàn Sun Group là Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc với giá trị hơn 171 tỷ đồng, và gói thấu Tổng thầu EPC thuộc dự án Đầu tư xây dựng sân Golf Đầm Vạc và Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm với công ty CTCP xây dựng và phát triển đô thị, có giá trị hơn 2.066 tỷ đồng.

SHG - CTCP Khách sạn Sài Gòn - Ngày 02/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 03/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 2%, thanh toán bắt đầu từ ngày 10/4.

MPT - CTCP May Phú Thành - Ngày 09/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 10/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3%, thanh toán bắt đầu từ ngày 10/4.

NNC - CTCP Đá Núi Nhỏ - Đã thông qua kế hoạch tạm ứng cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 30%. Theo đó, HĐQT giao giám đốc Công ty tiến hành các thủ tục để trả cổ tức trong quý I hoặc quý II/2017. Trước đó, tháng 10/2016, cổ đông Đá Núi Nhỏ đã được nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 với tỷ lệ 30%.

MBS - CTCP Chứng khoán MB – Đã thông qua kế hoạch sẽ phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi trong năm 2017 nhằm mục đích bổ sung hoạt động kinh doanh. Theo đó, đây là trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn tối đa 3 năm cho các tổ chức và cá nhân trong nước (khối lượng phát hành tối đa cho đối tượng tổ chức không vượt quá 240 tỷ đồng).

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

VNR - Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia - Quỹ đầu tư giá trị Bảo Việt, tổ chức có liên quan đến ông Phan Kim Bằng, Phó chủ tịch HĐQT, đã mua vào hơn 6,47 triệu cổ phiếu VNR, tỷ lệ 4,94% từ ngày 18/1 đến 16/2. Trước đó, quỹ này chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VNR nào.

FCN - CTCP Fecon - Pyn Elite Fund (Non – Ucits), cổ đông lớn, đã mua vào 800.000 cổ phiếu FCN trong ngày 17/2. Qua đó, cổ đông này đã nâng sở hữu tại FCN lên hơn 5,22 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,56%.

AAA - CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát – Ông Phạm Hoàng Việt, Thành viên HĐQT AAA đã mua được 0 cổ phiếu trong tổng số 2 triệu cổ phiếu AAA đăng ký mua từ ngày 19/1 đến 17/2. Như vậy, ông Việt hiện tại vẫn chỉ nắm giữ hơn 6 triệu cổ phiếu AAA, tỷ lệ 10,66%.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

DXG - CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh - Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu DXG từ ngày 24/2 đến 24/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Thìn sẽ nâng sở hữu tại DXG từ hơn 14,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,69% lên 17,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,87%.

KSK - CTCP Khoáng sản luyện kim màu - Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu KSK, tỷ lệ 8,37% từ ngày 22/2 đến 22/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Cùng ngày giao dịch, bà Trần Thị Hạnh, Thành viên Ban kiểm soát KSK, đăng ký bán ra toàn bộ hơn 2 triệu cổ phiếu KSK sở hữu, tỷ lệ 8,61%.

DHT - CTCP Dược phẩm Hà Tây - Ông Hoàng Trọng Nguyên - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ đăng ký thoái toàn bộ 5,73% vốn (360.000 cp) nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch của ông Hoàng Trọng Nguyên dự kiến diễn ra từ ngày 22/02 đến 28/02/2017 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Ngược lại trong khoảng thời gian, ông Lê Văn Lớ - Chủ tịch HĐQT, ông Lê Anh Trung - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, ông Lê Xuân Thắng - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Bá Lai - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, bà Nguyễn Như Hoa - vợ Ủy viên HĐQT Nguyễn Cảnh Thắng đã đăng ký gom vào tổng cộng 415.000 cp.

Trần Dũng

Theo InfoNet/HNX&HSX

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

CTCK nhận định thị trường 22/02: Áp lực chốt lãi giá cao tăng mạnh tại cổ phiếu vốn hóa trung bình

Dòng vốn đang khá dồi dào, kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh liên tục đưa ra thị trường, mùa họp đại hội đồng cổ đông đang đến khiến nhà đầu tư tạm quên đi những rủi ro, chẳng hạn như câu chuyện tỷ giá, lãi suất vừa xuất hiện tuần vừa rồi.

CTCK Bản Việt

Lực cầu tiếp tục đổ vào thị trường mạnh mẽ, đẩy KLGD sàn HSX gia tăng lên gần 211 triệu cổ phiếu, đạt mức cao nhất trong 6 tháng qua. Nhờ đó, số lượng cổ phiếu tăng giá tỏ ra áp đảo, từ phân khúc vốn hóa lớn đến phân khúc vốn hóa thấp hơn. Chỉ số VN-Index và HNX-Index vượt nhẹ qua vùng cản trung hạn, lần lượt nằm tại ngưỡng 715 và 86,5 điểm, trong khi VN30 vượt qua cản MA5 tại 668 điểm và một lần nữa áp sát vùng đỉnh của năm 2016 tại 670-675 điểm.

Tín hiệu tích cực của thị trường theo đó tiếp tục được củng cố. Tuy nhiên việc vượt chưa thực sự dứt khoát vùng cản mạnh, cộng với KLGD đẩy lên quá cao có thể tạo áp lực điều chỉnh giảm cho thị trường trong phiên giao dịch ngày mai để củng cố. Đặc biệt, chúng tôi quan sát thấy áp lực chốt lãi giá cao tăng mạnh tại VNMidcap trong khi mà VNSmallcap đang tiến gần với vùng cản mạnh tại 810-815 điểm.

CTCK Rồng Việt

VNIndex tăng liên tục trong cả ngày giao dịch với thanh khoản tốt nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây. Tổng GTGD hôm nay đạt 3.934 tỷ đồng, một con số cực kỳ ấn tượng. Còn nhớ giá trị giao dịch “khủng” như vậy chỉ xuất hiện ở những phiên có biến cố như sự kiện biển Đông năm 2014, 2015 hay gần đây nhất là Brexit. Việc dòng tiền đổ xô vào thị trường mạnh như vậy đã giúp cho thị trường tăng điểm rất tốt: gần như các nhóm ngành đều tăng. Khối ngoại cũng đồng tâm lý lạc quan khi mua ròng gần 190 tỷ đồng trên cả 2 sàn.

Hôm nay là phiên T+3 của phiên đỉnh tuần vừa rồi nhưng diễn biến lại cực kỳ tích cực. Có thể thấy ở cả chiều mua lẫn chiều bán khi mà người bán tự tin bán được giá cao song song với người mua khá hồ hởi vì “có được hàng”. Một điểm chú ý đó là nhóm đầu cơ tỏ ra quá mạnh. Một loạt những cái tên quen thuộc như VPH, HAR, KAC, IDI, KSA, TNT, VNE, DLG, HQC, KSH, NVT, BGM đồng loạt tăng trần.

Trong vòng 7 phiên trở lại đây, nhà đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận khá tốt từ nhóm nay: những mã thời gian qua chưa tăng thì cũng trỗi dậy trong từ hôm qua, những mã đã tăng khá vẫn tiếp tục duy trì mức tăng. Dòng vốn đang khá dồi dào, kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh liên tục đưa ra thị trường, mùa họp đại hội đồng cổ đông đang đến khiến nhà đầu tư tạm quên đi những rủi ro, chẳng hạn như câu chuyện tỷ giá, lãi suất vừa xuất hiện tuần vừa rồi. Tóm lại, thị trường đang ở trạng thái cực kỳ hưng phấn, đây có lẽ là điều nhà đầu tư nên lưu ý lúc này.

CTCK BIDV (BSC)

Thị trường phiên hôm nay 21/2 ghi nhận mức tăng điểm khá và đã đột phá được mức đỉnh của tuần trước. Điểm đáng chú ý là thị trường không chịu áp lực chốt lời quá lớn dẫn đến phân hóa thị trường như phiên giao dịch ngày 16/2 (tạo đỉnh 717 điểm). Do đó, điểm số thị trường vẫn được duy trì ở trên mức 715 điểm trong suốt cả phiên giao dịch.

Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua, nhưng vẫn ở mức cao so với giá trị trung bình giao dịch toàn thị trường từ đầu năm đến nay.

Do tính thanh khoản tăng cao và tâm lý chốt lời vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng, chúng tôi nhận định thị trường ngày mai sẽ tiếp nối đà tăng hôm nay để tiến tới ngưỡng kháng cự 720 điểm. Nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục mà mình đã lựa chọn sau các phiên điều chỉnh và lưu ý các cổ phiếu chưa tăng theo thị trường để đón cơ hội đầu tư mới.

CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS

Sau khi tái chiếm lại mốc 710 điểm, thị trường đã không điều chỉnh như nhận định của chúng tôi mặc dù áp lực bán không hề nhỏ. Diều này cho thấy dòng tiền trên thị trường đang rất lớn và tâm lý của NĐT thực sự hứng khởi. Việc duy trì mức thanh khoản cao liên tục như hiện nay cũng khiến cho nhiều NĐT tỏ ra lo ngại thị trường đã tạo đỉnh.

Tuy nhiên theo chúng tôi, điều này có thể là nguy cơ nhưng cần lưu ý một số điểm sau: thứ nhất thanh khoản này duy trì tăng dần đều từ hơn chục phiên giao dịch chứ không bất thường; thứ 2 là dòng tiền bên ngoài cũng gia nhập tương đối lớn; thứ 3 là thanh khoản này được tạo bởi những cổ phiếu thị giá thấp như FLC, HAG, HQC, DLG... trong khi giá trị chưa thay đổi quá mạnh; cuối cùng chưa có tín hiệu của phiên điều chỉnh khi đà tăng của thị trường vẫn duy trì tích cực.

Nhưng sự đề phòng cũng cần được đặt ra mà với chúng tôi đó chính là nhóm cổ phiếu đầu cơ, thị giá thấp tăng mạnh thời gian qua. Đặc biệt những cổ phiếu tăng trên 50% trong một thời gian ngắn. Chúng tôi vẫn khuyến nghị NĐT nên chuyển hướng dòng tiền sang những cổ phiếu cơ bản chưa tăng giá quá mạnh như FPT, DBC, SSI, NT2....

Với phiên tăng mạnh hôm nay, thị trường đã thay đổi về xu hướng. Sẽ không cần đến nhịp tích lũy tại 710 điểm mà sẽ thẳng tiến lên mốc 720 điểm. Có thể tại đây sẽ là sự điều chỉnh thực sự và khi đó nhóm Smallcap sẽ có những diễn biến bất lợi hơn nhóm Bluechip.

CTCK FPT – FPTS

Trong bối cảnh thị trường đang rất hưng phấn thì các giao dịch theo chiều mua mới có thể sẽ rơi vào trạng thái rủi ro nếu không chọn lựa đúng nhóm cổ phiếu đang thu hút luồng chảy chính của dòng tiền.

Theo đó, nhà đầu tư lướt sóng sẽ cần cân nhắc kỹ hơn về mục tiêu trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Chiến lược tranh thủ sự “hưng phấn” của thị trường để lãi chạy và chờ đợi thời điểm chốt lời sẽ phù hợp hơn với nhóm nhà đầu tư ngắn hạn theo khuynh hướng an toàn

Nhật Sự

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 10 doanh nghiệp

CII, AAA, ADC, VC6, KKC, MPT, DNC, TA9, CHC, SGH vừa công bố lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền.

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII): Ngày 2/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 3/2016 bằng tiền tỷ lệ 5,5% (01 cổ phiếu nhận 550 đồng). Thời gian thanh toán 28/4/2017. Đồng thời CII cũng chốt danh sách tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017 dự kiến tổ chức vào 28/4 tới đây.

CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (AAA): Ngày 7/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 4/4/2017.

CTCP Mỹ thuật và Truyền thông (ADC): Ngày 9/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 14% (01 cổ phiếu nhận 1.400 đồng). Thời gian thực hiện 12/4/2017. Đồng thời ADC cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Vinaconex 6 (VC6): Ngày 3/3 – Ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 9% (01 cổ phiếu nhận 900 đồng/cổ phiếu). Thời gian thanh toán 28/4/2017. Đồng thời VC6 cũng chốt danh sách tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Sản xuất và Kinh doanh Kim khí (KKC): Ngày 3/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 50% (01 cổ phiếu nhận 5.000 đồng). Thời gian thanh toán 28/3/2017. Đồng thời KKC cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017 dự kiến tổ chức vào 4/4 tới đây.

CTCP May Phú Thành (MPT): Ngày 10/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 3% (01 cổ phiếu nhận 300 đồng). Thời gian thực hiện 10/4/2017. Đồng thời May Phú Thành cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Điện nước Lắp máy Hải Phòng (DNC): Ngày 6/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 5/4/2017. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Xây lắp Thành An 96 (TA9): Ngày 7/3 – ngày ĐKCC nhận tạm ứng cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 25% (01 cổ phiếu nhận 2.500 đồng). Thời gian thanh toán 21/3/2017. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Cẩm Hà (CHC - UpCOM): Ngày 3/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 18% (01 cổ phiếu nhận 1.800 đồng). Thời gian thực hiện 20/4/2017. Đồng thời Công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Khách sạn Sài Gòn (SGH): Ngày 3/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 2% (01 cổ phiếu nhânj 200 đồng). Thời gian thực hiện 10/4/2017. Đồng thời SGH cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

Thạch Lâm

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

SeaBank tính thành lập công ty Quản lý quỹ

Phương án thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý quỹ Đông Nam Á do SeaBank sở hữu 100% vốn điều lệ đã được NHNN chấp thuận.

Ngày 20/02/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 906/NHNN-TTGSNH chấp thuận đề nghị thành lập Công ty Quản lý quỹ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank).

Cụ thể, Thống đốc NHNN chấp thuận việc SeaBank được thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý quỹ Đông Nam Á (công ty do SeaBank sở hữu 100% vốn điều lệ) theo Đề án đính kèm văn bản số 1683/TT-ĐNA ngày 09/11/2016 của SeaBank.

SeaBank có trách nhiệm thực hiện thủ tục và trình tự thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý quỹ Đông Nam Á được chấp thuận trên theo quy định của pháp luật có liên quan; đảm bảo tuân thủ giới hạn góp vốn, mua cổ phần và các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng trước và sau khi thành lập công ty con theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN; quản lý hoạt động của công ty con đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật; báo cáo NHNN (Qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội) việc thực hiện các nội dung yêu cầu tại công văn này.

Đồng thời, Thống đốc NHNN giao Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội) giám sát việc SeaBank thực hiện các nội dung yêu cầu nêu trên.

Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của SeaBank đạt 84.756 tỷ đồng. Quy mô vốn điều lệ xấp xỉ 5.770 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng này khá khiêm tốn. Năm 2015, SeaBank thu lãi ròng gần 92 tỷ đồng. EPS đạt 160 đồng/cp.

Trước đây, vào năm 2006, SeaBank cũng là cổ đông sáng lập góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện ngân hàng này đã không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này.

Theo Thanh Thủy

NDH

Đọc tiếp »