Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

DXG, VNR, FCN, KSK, TOP: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.

CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG): Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 3 triệu cp. Trước giao dịch ông Thìn sở hữu 14.387.155 cp (tỷ lệ 5,69%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 24/2 đến 24/3/2017.

Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VNR): Quỹ đầu tư Giá trị Bảo Việt đã mua 6.487.100 cp (tỷ lệ 4,94%). Trước giao dịch quỹ này không sở hữu cổ phiếu VNR nào. Giao dịch thực hiện từ 18/1 đến 16/2/2017.

CTCP Fecon (FCN): Tổ chức Pyn Elite Fund (Non – Ucits) đã mua 800.000 cp, nâng lượng sở hữu từ 4.426.070 cp (tỷ lệ 8,94%) lên 5.226.070 cp (tỷ lệ 10,56%). Giao dịch thực hiện ngày 17/2/2017.

CTCP Khoáng sản Luyện Kim Màu (KSK): Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 2 triệu cp. Trước giao dịch ông Hùng không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 22/2 đến 22/3/2017.

Trong khi đó, cùng thời gian, bà Trần Thị Hạnh, Thành viên BKS, đăng ký bán toàn bộ 2.057.500 cp (tỷ lệ 8,61%) đang sở hữu.

CTCP Phân phối Top One (TOP): Ông Đinh Văn Tạo, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 5.334.900 cp. Trước giao dịch ông Tạo sở hữu 1 triệu cp (tỷ lệ 3,94%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 22/2 đến 22/3/2017.

Việt An

Theo InfoNet/HSX/HNX

Đọc tiếp »

Diễn biến thị trường không thuận lợi, 2 lãnh đạo Luyện kim Màu lại cùng tiếp tục quá trình Mua – Bán

Cả Chủ tịch và Thành viên BKS của Luyện Kim Màu lại tiếp tục người mua – người bán lượng lớn cổ phiếu KSK.

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT CTCP Khoáng sản Luyện kim Màu (mã chứng khoán KSK) vừa đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu KSK trong khoảng thời gian từ 22/2 đến 22/3/2017.

Đáng chú ý, ông Hùng đăng ký mua vào ngay sau khi báo cáo kết quả chưa mua được 2,2 triệu cổ phiếu đăng ký trước đó. Nguyên nhân không mua được do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Cùng thời gian, bà Trần Thị Hạnh, thành viên BKS công ty đăng ký bán ra toàn bộ 2.057.500 cổ phiếu KSK đang nắm giữ để giả quyết nhu cầu cá nhân. Trước đó, bà Hạnh cũng vừa báo cáo chỉ bán được 142.500 cổ phiếu KSK trong tổng số toàn bộ 2,2 triệu cổ phiếu đăng ký bán. Số cổ phiếu đăng ký bán lần này là phần còn lại sau khi bán không hết ngay lần trước đó. Nguyên nhân không bán hết cũng do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Như vậy chỉ trong vòng hơn 1 tháng, cả 2 lãnh đạo công ty đã mấy lần cùng người mua – người bán lượng lớn cổ phiếu trong cùng một khoảng thời gian.

Từ đầu tháng 1/2017 đến nay, cổ phiếu KSK liên tục lên xuống và vẫn xoay quanh mức giá dao động từ 1.000 – 1.400 đồng/cổ phiếu.

Trần Hân

Theo Thời đại/HNX

Đọc tiếp »

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 22/2

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Tin doanh nghiệp

HAH - CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An – Đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 với các chỉ tiêu, tổng doanh thu hơn 651 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 150 tỷ đồng. Đồng thời, thống nhất trình Đại hội cổ đông sắp tới kế hoạch trả cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20% và bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 50%, tương đương HAH sẽ phát hành hơn 11,3 triệu cổ phiếu mới.

DNC - CTCP Điện nước Lắp máy Hải Phòng – Năm 2017 doanh thu dự kiến đạt 230 tỷ đồng, tăng 17% so với kết quả thực hiện năm 2016. Lãi trước thuế 2017 ước đạt 13,2 tỷ đồng, tăng 10,5%. Bên cạnh đó, Công ty dự kiến sẽ chi trả cổ tức trong năm 2017 với tỷ lệ lớn hơn 19%.

PXT - CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí – Đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 với lãi ròng đạt 20 tỷ đồng, chỉ bằng 65% thực hiện 2016.

AAA - CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát – HĐQT quyết định, thông qua ngày 07/3 tới sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2016 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 04/4.

VNH - CTCP Thủy hải sản Việt Nhật - Sở giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE) thông báo, sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu kể từ ngày 23/3. Nguyên nhân do, kết quả kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp. Cụ thể, năm 2016, lỗ 23,86 tỷ đồng; năm 2015 lỗ 6,99 tỷ đồng và năm 2014 lỗ 43,5 tỷ đồng.

FTS - CTCP Chứng khoán FPT - Thông báo, đã nhận được công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấp thuận cho FTS nâng tỷ lệ sở hữu tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài lên 100%.

HBC - CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình - Thông báo đã nhận trúng thầu các gói thầu có trị giá hơn 2.237 tỷ đồng. Cụ thể, trúng thầu gói thi công thô và trát kết cấu Block Sunhome – Phú Quốc với Công ty con thuộc Tập đoàn Sun Group là Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc với giá trị hơn 171 tỷ đồng, và gói thấu Tổng thầu EPC thuộc dự án Đầu tư xây dựng sân Golf Đầm Vạc và Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm với công ty CTCP xây dựng và phát triển đô thị, có giá trị hơn 2.066 tỷ đồng.

SHG - CTCP Khách sạn Sài Gòn - Ngày 02/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 03/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 2%, thanh toán bắt đầu từ ngày 10/4.

MPT - CTCP May Phú Thành - Ngày 09/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 10/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3%, thanh toán bắt đầu từ ngày 10/4.

NNC - CTCP Đá Núi Nhỏ - Đã thông qua kế hoạch tạm ứng cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 30%. Theo đó, HĐQT giao giám đốc Công ty tiến hành các thủ tục để trả cổ tức trong quý I hoặc quý II/2017. Trước đó, tháng 10/2016, cổ đông Đá Núi Nhỏ đã được nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 với tỷ lệ 30%.

MBS - CTCP Chứng khoán MB – Đã thông qua kế hoạch sẽ phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi trong năm 2017 nhằm mục đích bổ sung hoạt động kinh doanh. Theo đó, đây là trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn tối đa 3 năm cho các tổ chức và cá nhân trong nước (khối lượng phát hành tối đa cho đối tượng tổ chức không vượt quá 240 tỷ đồng).

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

VNR - Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia - Quỹ đầu tư giá trị Bảo Việt, tổ chức có liên quan đến ông Phan Kim Bằng, Phó chủ tịch HĐQT, đã mua vào hơn 6,47 triệu cổ phiếu VNR, tỷ lệ 4,94% từ ngày 18/1 đến 16/2. Trước đó, quỹ này chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VNR nào.

FCN - CTCP Fecon - Pyn Elite Fund (Non – Ucits), cổ đông lớn, đã mua vào 800.000 cổ phiếu FCN trong ngày 17/2. Qua đó, cổ đông này đã nâng sở hữu tại FCN lên hơn 5,22 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,56%.

AAA - CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát – Ông Phạm Hoàng Việt, Thành viên HĐQT AAA đã mua được 0 cổ phiếu trong tổng số 2 triệu cổ phiếu AAA đăng ký mua từ ngày 19/1 đến 17/2. Như vậy, ông Việt hiện tại vẫn chỉ nắm giữ hơn 6 triệu cổ phiếu AAA, tỷ lệ 10,66%.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

DXG - CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh - Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu DXG từ ngày 24/2 đến 24/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Thìn sẽ nâng sở hữu tại DXG từ hơn 14,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,69% lên 17,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,87%.

KSK - CTCP Khoáng sản luyện kim màu - Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu KSK, tỷ lệ 8,37% từ ngày 22/2 đến 22/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Cùng ngày giao dịch, bà Trần Thị Hạnh, Thành viên Ban kiểm soát KSK, đăng ký bán ra toàn bộ hơn 2 triệu cổ phiếu KSK sở hữu, tỷ lệ 8,61%.

DHT - CTCP Dược phẩm Hà Tây - Ông Hoàng Trọng Nguyên - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ đăng ký thoái toàn bộ 5,73% vốn (360.000 cp) nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch của ông Hoàng Trọng Nguyên dự kiến diễn ra từ ngày 22/02 đến 28/02/2017 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Ngược lại trong khoảng thời gian, ông Lê Văn Lớ - Chủ tịch HĐQT, ông Lê Anh Trung - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, ông Lê Xuân Thắng - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Bá Lai - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, bà Nguyễn Như Hoa - vợ Ủy viên HĐQT Nguyễn Cảnh Thắng đã đăng ký gom vào tổng cộng 415.000 cp.

Trần Dũng

Theo InfoNet/HNX&HSX

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

CTCK nhận định thị trường 22/02: Áp lực chốt lãi giá cao tăng mạnh tại cổ phiếu vốn hóa trung bình

Dòng vốn đang khá dồi dào, kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh liên tục đưa ra thị trường, mùa họp đại hội đồng cổ đông đang đến khiến nhà đầu tư tạm quên đi những rủi ro, chẳng hạn như câu chuyện tỷ giá, lãi suất vừa xuất hiện tuần vừa rồi.

CTCK Bản Việt

Lực cầu tiếp tục đổ vào thị trường mạnh mẽ, đẩy KLGD sàn HSX gia tăng lên gần 211 triệu cổ phiếu, đạt mức cao nhất trong 6 tháng qua. Nhờ đó, số lượng cổ phiếu tăng giá tỏ ra áp đảo, từ phân khúc vốn hóa lớn đến phân khúc vốn hóa thấp hơn. Chỉ số VN-Index và HNX-Index vượt nhẹ qua vùng cản trung hạn, lần lượt nằm tại ngưỡng 715 và 86,5 điểm, trong khi VN30 vượt qua cản MA5 tại 668 điểm và một lần nữa áp sát vùng đỉnh của năm 2016 tại 670-675 điểm.

Tín hiệu tích cực của thị trường theo đó tiếp tục được củng cố. Tuy nhiên việc vượt chưa thực sự dứt khoát vùng cản mạnh, cộng với KLGD đẩy lên quá cao có thể tạo áp lực điều chỉnh giảm cho thị trường trong phiên giao dịch ngày mai để củng cố. Đặc biệt, chúng tôi quan sát thấy áp lực chốt lãi giá cao tăng mạnh tại VNMidcap trong khi mà VNSmallcap đang tiến gần với vùng cản mạnh tại 810-815 điểm.

CTCK Rồng Việt

VNIndex tăng liên tục trong cả ngày giao dịch với thanh khoản tốt nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây. Tổng GTGD hôm nay đạt 3.934 tỷ đồng, một con số cực kỳ ấn tượng. Còn nhớ giá trị giao dịch “khủng” như vậy chỉ xuất hiện ở những phiên có biến cố như sự kiện biển Đông năm 2014, 2015 hay gần đây nhất là Brexit. Việc dòng tiền đổ xô vào thị trường mạnh như vậy đã giúp cho thị trường tăng điểm rất tốt: gần như các nhóm ngành đều tăng. Khối ngoại cũng đồng tâm lý lạc quan khi mua ròng gần 190 tỷ đồng trên cả 2 sàn.

Hôm nay là phiên T+3 của phiên đỉnh tuần vừa rồi nhưng diễn biến lại cực kỳ tích cực. Có thể thấy ở cả chiều mua lẫn chiều bán khi mà người bán tự tin bán được giá cao song song với người mua khá hồ hởi vì “có được hàng”. Một điểm chú ý đó là nhóm đầu cơ tỏ ra quá mạnh. Một loạt những cái tên quen thuộc như VPH, HAR, KAC, IDI, KSA, TNT, VNE, DLG, HQC, KSH, NVT, BGM đồng loạt tăng trần.

Trong vòng 7 phiên trở lại đây, nhà đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận khá tốt từ nhóm nay: những mã thời gian qua chưa tăng thì cũng trỗi dậy trong từ hôm qua, những mã đã tăng khá vẫn tiếp tục duy trì mức tăng. Dòng vốn đang khá dồi dào, kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh liên tục đưa ra thị trường, mùa họp đại hội đồng cổ đông đang đến khiến nhà đầu tư tạm quên đi những rủi ro, chẳng hạn như câu chuyện tỷ giá, lãi suất vừa xuất hiện tuần vừa rồi. Tóm lại, thị trường đang ở trạng thái cực kỳ hưng phấn, đây có lẽ là điều nhà đầu tư nên lưu ý lúc này.

CTCK BIDV (BSC)

Thị trường phiên hôm nay 21/2 ghi nhận mức tăng điểm khá và đã đột phá được mức đỉnh của tuần trước. Điểm đáng chú ý là thị trường không chịu áp lực chốt lời quá lớn dẫn đến phân hóa thị trường như phiên giao dịch ngày 16/2 (tạo đỉnh 717 điểm). Do đó, điểm số thị trường vẫn được duy trì ở trên mức 715 điểm trong suốt cả phiên giao dịch.

Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua, nhưng vẫn ở mức cao so với giá trị trung bình giao dịch toàn thị trường từ đầu năm đến nay.

Do tính thanh khoản tăng cao và tâm lý chốt lời vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng, chúng tôi nhận định thị trường ngày mai sẽ tiếp nối đà tăng hôm nay để tiến tới ngưỡng kháng cự 720 điểm. Nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục mà mình đã lựa chọn sau các phiên điều chỉnh và lưu ý các cổ phiếu chưa tăng theo thị trường để đón cơ hội đầu tư mới.

CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS

Sau khi tái chiếm lại mốc 710 điểm, thị trường đã không điều chỉnh như nhận định của chúng tôi mặc dù áp lực bán không hề nhỏ. Diều này cho thấy dòng tiền trên thị trường đang rất lớn và tâm lý của NĐT thực sự hứng khởi. Việc duy trì mức thanh khoản cao liên tục như hiện nay cũng khiến cho nhiều NĐT tỏ ra lo ngại thị trường đã tạo đỉnh.

Tuy nhiên theo chúng tôi, điều này có thể là nguy cơ nhưng cần lưu ý một số điểm sau: thứ nhất thanh khoản này duy trì tăng dần đều từ hơn chục phiên giao dịch chứ không bất thường; thứ 2 là dòng tiền bên ngoài cũng gia nhập tương đối lớn; thứ 3 là thanh khoản này được tạo bởi những cổ phiếu thị giá thấp như FLC, HAG, HQC, DLG... trong khi giá trị chưa thay đổi quá mạnh; cuối cùng chưa có tín hiệu của phiên điều chỉnh khi đà tăng của thị trường vẫn duy trì tích cực.

Nhưng sự đề phòng cũng cần được đặt ra mà với chúng tôi đó chính là nhóm cổ phiếu đầu cơ, thị giá thấp tăng mạnh thời gian qua. Đặc biệt những cổ phiếu tăng trên 50% trong một thời gian ngắn. Chúng tôi vẫn khuyến nghị NĐT nên chuyển hướng dòng tiền sang những cổ phiếu cơ bản chưa tăng giá quá mạnh như FPT, DBC, SSI, NT2....

Với phiên tăng mạnh hôm nay, thị trường đã thay đổi về xu hướng. Sẽ không cần đến nhịp tích lũy tại 710 điểm mà sẽ thẳng tiến lên mốc 720 điểm. Có thể tại đây sẽ là sự điều chỉnh thực sự và khi đó nhóm Smallcap sẽ có những diễn biến bất lợi hơn nhóm Bluechip.

CTCK FPT – FPTS

Trong bối cảnh thị trường đang rất hưng phấn thì các giao dịch theo chiều mua mới có thể sẽ rơi vào trạng thái rủi ro nếu không chọn lựa đúng nhóm cổ phiếu đang thu hút luồng chảy chính của dòng tiền.

Theo đó, nhà đầu tư lướt sóng sẽ cần cân nhắc kỹ hơn về mục tiêu trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Chiến lược tranh thủ sự “hưng phấn” của thị trường để lãi chạy và chờ đợi thời điểm chốt lời sẽ phù hợp hơn với nhóm nhà đầu tư ngắn hạn theo khuynh hướng an toàn

Nhật Sự

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 10 doanh nghiệp

CII, AAA, ADC, VC6, KKC, MPT, DNC, TA9, CHC, SGH vừa công bố lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền.

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII): Ngày 2/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 3/2016 bằng tiền tỷ lệ 5,5% (01 cổ phiếu nhận 550 đồng). Thời gian thanh toán 28/4/2017. Đồng thời CII cũng chốt danh sách tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017 dự kiến tổ chức vào 28/4 tới đây.

CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (AAA): Ngày 7/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 4/4/2017.

CTCP Mỹ thuật và Truyền thông (ADC): Ngày 9/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 14% (01 cổ phiếu nhận 1.400 đồng). Thời gian thực hiện 12/4/2017. Đồng thời ADC cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Vinaconex 6 (VC6): Ngày 3/3 – Ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 9% (01 cổ phiếu nhận 900 đồng/cổ phiếu). Thời gian thanh toán 28/4/2017. Đồng thời VC6 cũng chốt danh sách tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Sản xuất và Kinh doanh Kim khí (KKC): Ngày 3/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 50% (01 cổ phiếu nhận 5.000 đồng). Thời gian thanh toán 28/3/2017. Đồng thời KKC cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017 dự kiến tổ chức vào 4/4 tới đây.

CTCP May Phú Thành (MPT): Ngày 10/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 3% (01 cổ phiếu nhận 300 đồng). Thời gian thực hiện 10/4/2017. Đồng thời May Phú Thành cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Điện nước Lắp máy Hải Phòng (DNC): Ngày 6/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 5/4/2017. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Xây lắp Thành An 96 (TA9): Ngày 7/3 – ngày ĐKCC nhận tạm ứng cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 25% (01 cổ phiếu nhận 2.500 đồng). Thời gian thanh toán 21/3/2017. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Cẩm Hà (CHC - UpCOM): Ngày 3/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 18% (01 cổ phiếu nhận 1.800 đồng). Thời gian thực hiện 20/4/2017. Đồng thời Công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

CTCP Khách sạn Sài Gòn (SGH): Ngày 3/3 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 2% (01 cổ phiếu nhânj 200 đồng). Thời gian thực hiện 10/4/2017. Đồng thời SGH cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017.

Thạch Lâm

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

SeaBank tính thành lập công ty Quản lý quỹ

Phương án thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý quỹ Đông Nam Á do SeaBank sở hữu 100% vốn điều lệ đã được NHNN chấp thuận.

Ngày 20/02/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 906/NHNN-TTGSNH chấp thuận đề nghị thành lập Công ty Quản lý quỹ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank).

Cụ thể, Thống đốc NHNN chấp thuận việc SeaBank được thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý quỹ Đông Nam Á (công ty do SeaBank sở hữu 100% vốn điều lệ) theo Đề án đính kèm văn bản số 1683/TT-ĐNA ngày 09/11/2016 của SeaBank.

SeaBank có trách nhiệm thực hiện thủ tục và trình tự thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý quỹ Đông Nam Á được chấp thuận trên theo quy định của pháp luật có liên quan; đảm bảo tuân thủ giới hạn góp vốn, mua cổ phần và các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng trước và sau khi thành lập công ty con theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN; quản lý hoạt động của công ty con đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật; báo cáo NHNN (Qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội) việc thực hiện các nội dung yêu cầu tại công văn này.

Đồng thời, Thống đốc NHNN giao Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội) giám sát việc SeaBank thực hiện các nội dung yêu cầu nêu trên.

Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của SeaBank đạt 84.756 tỷ đồng. Quy mô vốn điều lệ xấp xỉ 5.770 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng này khá khiêm tốn. Năm 2015, SeaBank thu lãi ròng gần 92 tỷ đồng. EPS đạt 160 đồng/cp.

Trước đây, vào năm 2006, SeaBank cũng là cổ đông sáng lập góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện ngân hàng này đã không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này.

Theo Thanh Thủy

NDH

Đọc tiếp »